Argentina: Dòng sông bạc và Mặt trời tháng 5

Khái quát

Quốc kỳ Argentina (wallpaper)

75535

Sol de Mayo (Mặt trời tháng 5) - biểu tượng Quốc gia Argentina

504px-Sol_de_Mayo-Bandera_de_Argentina.svg

Quốc huy Argentina

744px-Coat_of_arms_of_Argentina.svg

Vị trí Argentina

ARG_orthographic_(+all_claims).svg

Bản đồ Argentina

political-map-of-Argentina

Tên đầy đủ: Cộng hòa Argentina (República Argentina)

Khẩu hiệu: En Unión y Libertad (Trong Liên minh và Tự do)

Quốc ca: Himno Nacional Argentino (Quốc ca Argentina)

Thủ đô và thành phố lớn nhất: Buenos Aires

Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha

Diện tích: 2.780.400 km2 (hạng 8)

Mật độ dân số: 14,4 người/km2 (hạng 214)

Quốc khánh: 1/5/1853

Argentina có Quốc danh chính thức là nước Cộng hòa Argentina (República Argentina), là một Quốc gia Nam Mỹ, Mỹ Latin và thuộc cộng đồng các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Argentina theo thể chế Liên bang, bao gồm 23 tỉnh và một thành phố tự trị là thủ đô Buenos Aires. Diện tích Argentina rất rộng lớn, đứng thứ 8 thế giới nhưng về dân số chỉ chưa đến 45 triệu người, tập trung đa phần tại vùng thủ đô Buenos Aires và vùng đồng bằng Pampas, tựu chung khiến cư dân tại nhiều khu vực của Argentina – tiêu biểu như vùng Patagonia rộng lớn phía nam trở nên cực kỳ thưa thớt. Trong số các Quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha thì Argentina là nước có diện tích lớn nhất và dân số đông thứ tư (sau Mexico, Colombia và Tây Ban Nha). Nếu tính riêng tại khu vực Mỹ Latin thì diện tích Argentina lớn thứ hai (sau Brazil) và dân số xếp thứ 3 (sau Brazil, Mexico và Colombia).

Địa hình Argentina khá đa dạng… bao gồm dãy Andes hiểm trở chạy dọc biên giới Chile, trong đó có đỉnh Aconcagua thuộc tỉnh Mendoza (6.962m) là đỉnh cao nhất dãy Andes, cao nhất châu Mỹ, Tây bán cầu, Nam bán cầu và là đỉnh cao nhất nằm ngoài châu Á. Về phía đông… bao trọn vùng thủ đô Buenos Aires, Uruguay và một phần phía nam Brazil là lưu vực đồng bằng Pampas với diện tích khoảng 750.000 km2, lớn thứ hai Nam Mỹ (sau đồng bằng Amazon). Về phía nam, từ sông Colorado trở xuống là vùng đất lộng gió Patagonia, mặt tây dựa vào dãy Andes tuyết phủ và mặt đông trông ra vùng biển nam Đại Tây Dương lạnh lẽo. Vùng Patagonia nổi danh như một địa điểm du lịch nổi tiếng, sở hữu nhiều cung đường đèo ngoạn mục và là nơi ẩn náu (theo nhiều nghi vấn) của Adolf Hitler sau khi Đức Quốc xã thất bại trong Đệ nhị thế chiến.

Về phía lục địa Nam Cực, dưới cả eo biển Magellan và đảo Tierra del Fuego (Đất Lửa) cùng chia sẻ với nước láng giềng Chile, Argentina cùng Chile có tuyên bố chủ quyền với một số phần đất tại Nam Cực, nhưng các lãnh phận này lại nằm trùng với khu vực mà Vương quốc Anh cũng tuyên bố chủ quyền. Về mặt pháp lý quốc tế, hệ thống Hiệp ước Nam Cực ký năm 1961 đã vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền của mọi nước lên lãnh thổ Nam Cực. Về phía Đại Tây Dương, mặc dù đã thất bại trong chiến tranh Falkland năm 1982 nhưng Argentina vẫn tuyên bố chủ quyền lên quần đảo Falkland (Argentina gọi là Malvinas) và quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich (tất cả đều là Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh).

Ngày nay Argentina là một cường quốc bậc trung, là nước lớn mạnh thứ hai Nam Mỹ sau Brazil, sở hữu xếp hạng cao về chỉ số phát triển con người, có nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latin (sau Brazil và Mexico) và là một trong những Quốc gia đầu tàu của khối này. Trong phạm vi Mỹ Latin, Argentina đứng thứ năm về GDP danh nghĩa và cao nhất về sức mua tương đương. Các nhà phân tích cho rằng Argentina có tiềm năng phát triển trong tương lai do kích cỡ thị trường của họ, mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỉ lệ khối lượng hàng hóa xuất khẩu công nghệ cao có đóng góp lớn vào tổng mức sản xuất hàng hóa. Argentina cũng được phân loại như một nền kinh tế mới nổi và là thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc, Mercosur, OEI, Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ, WBG, WTO và thuộc nhóm các nền kinh tế lớn G20.

Về mặt chủng tộc… cũng như các nước châu Mỹ khác, sắc tộc Argentina là sự pha trộn giữa nhiều Quốc gia và nền văn hóa đến từ các luồng nhập cư trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên các luồng nhập cư đến Argentina lại ít có gốc gác châu Phi mà hầu hết đều đến từ châu Âu (ngày nay Argentina vẫn có lượng dân nhập cư gốc Italy và Đức rất đông), cụ thể đó là người Tây Ban Nha, Italy, Đức, Anh, Pháp, Hy Lạp, Thụy Điển… và chủ yếu đến trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Về mặt Tôn giáo… niềm tin phổ biến nhất tại Argentina là Công giáo Roma (77,1%), Tin lành (10,8%), Vô thần (10,1%), Hồi giáo (1,9%), Do Thái giáo (1,3%), Phật giáo (0,9%). Dù tỉ lệ người Hồi giáo chỉ chiếm 1,9% nhưng Argentina lại là nước có lượng người Hồi giáo cao nhất khu vực Mỹ Latin. Vào ngày 13/3/2013, Hồng y Jorge Mario Bergoglio của Argentina được bầu làm Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Roma, trở thành Giáo hoàng người Mỹ Latin đầu tiên trong lịch sử, ông lấy tên hiệu là Giáo hoàng Francis (Phanxicô).

Tên gọi Argentina

20663614_743822745789516_6218521154801859317_n

Tên gọi Argentina bắt nguồn từ danh từ tiếng Latin Argentum (Bạc). Việc sử dụng cái tên Argentina để chỉ vùng đất này lần đầu được tìm thấy vào năm 1602 trong bài thơ tiếng Tây Ban Nha La Argentina y Conquista del Río de la Plata (Xứ Argentina và cuộc chinh phục Dòng sông bạc) của nhà thơ Martín del Barco Centenera. Mặc dù tên gọi Argentina đã được dùng phổ biến để chỉ lưu vực sông La Plata từ thế kỷ 17, nhưng tên chính thức của vùng này kể từ năm 1776 vẫn là Phó Vương quốc Río de la Plata. Sang thế kỷ 19, các chính phủ tự trị nổi lên chống lại Tây Ban Nha trong cuộc Cách mạng tháng 5 năm 1810 đã thay từ “Phó Vương quốc” thành “Các tỉnh thống nhất”. Nguyên nhân lớn nhất của việc thay đổi tên gọi từ Río de la Plata sang thành Argentina xuất phát từ việc lãnh thổ Río de la Plata là bao gồm cả các nước láng giềng (Uruguay, Paraguay, Bolivia, Chile), ngụ ý sự ra đời của một danh xưng mới (Argentina) cũng tương tự như sự ra đời của một Quốc gia và một tương lai hoàn toàn mới.

Cuộc Cách mạng tháng 5 năm 1810 đã mở màn cho tiến trình lật đổ sự cai trị của Tây Ban Nha, tuy nhiên chính phủ lâm thời Argentina vẫn giữ lại danh xưng thời thuộc địa là Río de la Plata. Lần đầu tiên cái tên Argentina được dùng một cách nổi bật là trong bài Quốc ca đầu tiên của nước này ra đời năm 1812, có lời nhạc nói về cuộc chiến giành độc lập của nhân dân Argentina vẫn đang diễn ra vào thời điểm đó. Việc sử dụng một cách chính thức tên gọi Argentina diễn ra trong bản Hiến pháp ban hành năm 1826, khi đó danh xưng đầy đủ của họ là nước Cộng hòa Argentina, trong đó cái tên Argentina là bao hàm ý nghĩa cả về mặt chính trị lẫn văn hóa. Tuy nhiên đến năm 1853, bản Hiến pháp bị bãi bỏ và các lãnh thổ được gọi thay thế bằng cái tên Liên minh Argentina, rồi đổi thành Quốc gia Argentina vào năm 1859, rồi lại trở thành Cộng hòa Argentina trong một nghị quyết ban hành năm 1860. Kể từ 1860, tên gọi và thể chế của Argentina vẫn được giữ nguyên. Tuy vậy những cái tên cũ gồm Các tỉnh thống nhất Río de la Plata, Liên minh Argentina, Quốc gia Argentina hay Río de la Plata (Dòng sông bạc) vẫn được công nhận là những tên gọi hợp pháp của đất nước.

Lãnh thổ Phó Vương quốc Río de la Plata năm 1800, phần xanh đậm do Tây Ban Nha
trực tiếp quản lý, phần xanh nhạt là vùng tự trị của dân bản địa

550px-Viceroyalty_of_the_Río_de_la_Plata_(orthographic_projection).svg

Lưu vực bồn địa Dòng sông bạc, bao gồm sông Paraná gộp thành bởi các chi lưu lớn
rồi cùng sông Uruguay đổ ra lòng sông rộng lớn La Plata. Sở dĩ gọi chung lưu vực này
là Río de la Plata (Dòng sông bạc) bởi đây là vùng có trữ lượng bạc rất lớn,
đối lập với một mỹ từ mà người Tây Ban Nha thường dùng để chỉ Tân Thế giới là
El Dorado (Xứ Vàng). Cụ thể các tàu Tây Ban Nha sẽ chở bạc trên những dòng sông này
ra Đại Tây Dương rồi trở về mẫu quốc, từ đó hình ảnh các con tàu chở đầy bạc trên sông
trở thành một đặc trưng của xứ Argentina, và Quốc danh của họ cũng được đặt dựa trên
danh hiệu "Xứ sở của Bạc"

800px-Riodelaplatabasinmap

Quốc kỳ Argentina

argentine

Quốc kỳ Argentina gồm ba dải ngang bằng nhau màu xanh da trời và trắng. Lá cờ này được tạo ra bởi Manuel Belgrano và lần đầu tiên được kéo lên tại thành phố Rosario vào ngày 27/2/1812. Trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Argentina (1810 – 1818), Cơ quan điều hành chính phủ thay thế (chính phủ lâm thời) tại Các tỉnh thống nhất Rio de la Plata đã không chấp nhận sử dụng lá cờ này vì “màu trắng và xanh nhạt gợi nên sự bình yên, không kích thích tinh thần chiến đấu”, tuy vậy Đại hội toàn quốc khóa VIII vẫn cho phép sử dụng lá cờ này như một chiến kỳ (cờ chiến tranh). Trong Đại hội Tucumán ngày 9/7/1816, Các tỉnh thống nhất Río de la Plata (Argentina, Uruguay và một phần Bolivia ngày nay) đã tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha và lá chiến kỳ trắng – xanh nhạt được công nhận làm Quốc kỳ chính thức. Hai năm sau, vào năm 1818 khi Tây Ban Nha đã hoàn toàn bại trận, một biểu tượng Sol de Mayo (Mặt trời tháng 5) được thêm vào chính giữa lá cờ.

Ngày nay, lá cờ có đầy đủ mặt trời được gọi là Cờ Lễ nghi chính thức (Bandera Oficial de Ceremonia), lá cờ biến thể không có mặt trời gọi là Cờ Trang trí (Bandera de Ornato). Cả hai phiên bản đều được coi là cờ Quốc gia, nhưng lá Cờ Trang trí phải luôn được treo thấp hơn lá Cờ Lễ nghi chính thức. Tại Argentina, Cờ Lễ nghi chính thức được xem như chiến kỳ, cờ Quốc gia, cờ dân sự, cờ hiệu và cờ hàng hải… trong khi lá Cờ Trang trí là một cờ dân sự thay thế và cờ biểu trưng (dùng khi không tạo được hình mặt trời).

Lịch sử

Trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Argentina (1810 – 1818), lá cờ ba dải trắng – xanh nhạt đã được tạo ra bởi Manuel Belgrano (3/6/1770 – 20/6/1820)  – một chính trị gia, nhà lãnh đạo quân sự, luật sư và nhà kinh tế học. Ông là một vị tướng chủ chốt trong tiến trình giành độc lập của Argentina khỏi Tây Ban Nha và cũng là cha đẻ của Quốc kỳ Argentina hiện tại. Ngày nay Manuel Belgrado cùng José de San Martín (25/2/1778 – 17/8/1850) được xem như những vị Khai quốc công thần và là Libertadores (Người Giải phóng), đối lập với một danh hiệu nổi bật của Đế quốc Tây Ban Nha là Conquistador (Nhà Chinh phục).

Vào năm 1812 trong khi đang ở Rosario, Manuel Belgrano nhận thấy cả lực lượng Hoàng gia (ủng hộ chế độ Quân chủ) lẫn lực lượng Yêu nước (ủng hộ chế độ Cộng hòa) đều sử dụng cùng một màu sắc, đó là hai màu đỏ và vàng của Đế quốc Tây Ban Nha. Nhận thấy điều này không phù hợp với bản chất của cuộc chiến là đánh đuổi Tây Ban Nha, Belgrano quyết định tạo ra một biểu mão (huy hiệu đính trên mũ) mang hai màu trắng và xanh nhạt. Ít lâu sau nó được chấp thuận bởi Ban Chấp chánh Tam đầu chế Argentina vào ngày 18/2/1812.

Chín ngày sau đó, Belgrano tạo ra một lá cờ mang cùng màu với biểu mão mà mình đã thiết kế (ba dải ngang trắng và xanh nhạt). Sở dĩ ông chọn hai màu này bởi đây là màu sắc nổi bật được dùng bởi các lực lượng Argentina tham chiến trong Cách mạng tháng 5 năm 1810, khởi đầu quá trình giành độc lập từ Tây Ban Nha. Theo đó các màu sắc trắng – xanh nhạt tượng trưng cho mây và bầu trời, cho Dòng sông bạc (dải trắng) vắt ngang vùng đồng bằng màu mỡ Pampas (dải xanh), cho hy vọng vào tương lai Quốc gia, cho sức sống, độc lập và tự do. Tuy nhiên, theo một nguồn khác thì nhiều nhà sử học cho rằng lá cờ này được lấy theo màu sắc của dải ruy băng dùng để đeo Ngôi sao Trật tự – một Huân chương của triều đại Bourbon và Hoàng gia Tây Ban Nha nhằm vinh danh những nhân vật có đóng góp lớn cho triều Bourbon. Dựa trên mong rằng Argentina – một đất nước được Tây Ban Nha khai phá sẽ giành quyền tự chủ với Quốc kỳ mới, song vẫn kế thừa những di sản mà Tây Ban Nha để lại, giữ lấy những quan hệ và liên kết truyền thống với Đế quốc.

Tại thành phố Rosario vào ngày 27/2/1812, trong một cuộc tuần hành tự do bên sông Paraná, lá cờ trắng – xanh nhạt của Argentina được kéo lên và Belgrano đã nói với binh sĩ rằng: Hỡi những người lính của Tổ quốc, chúng ta đã có vinh dự được đeo những biểu mão màu trắng và xanh nhạt trên mũ của chúng ta. Ở đó (chỉ vào lá cờ), chính phủ chúng ta gần đây đã có vinh dự được ban phước cho nó, và vũ khí của chúng ta sẽ mở rộng vinh quang cho nó. Chúng ta hãy cùng thề rằng sẽ quyết đánh bại kẻ thù, cả giặc trong lẫn giặc ngoài, và vùng đất Nam Mỹ sẽ trở thành ngôi đền của Độc lập và Tự do. Lời thề đó vẫn sẽ được viết trong di chúc của các bạn, hãy nói với ta, rằng Tổ quốc Trường tồn. Đi đi, hãy giành lấy nó và thực hiện lời thề của các bạn hôm nay!

Biểu tượng đính trên mũ quân giải phóng Argentina, ra đời ngày 18/2/1812

600px-Roundel_of_Argentina.svg

Huân chương Ngôi sao Trật tự cùng dải ruy băng màu trắng - xanh nhạt

595px-Insignia_de_Comendador_de_la_Orden_de_Carlos_III.svg

Chính trị gia người Bỉ, Công tước thứ 6 xứ Ursel Charles Joseph Marie (3/7/1848 - 15/11/1903)
đeo dải băng màu xanh - trắng của Huân chương Ngôi sao Trật tự

483px-Joseph_d'URSEL1

Linh mục Juan Ignacio Gorriti ban phước cho Quốc kỳ mới

Bendición de la bandera nacional,

Manuel Belgrano (3/6/1770 - 20/6/1820) - cha đẻ của Quốc kỳ Argentina

Manuelbelgrano

José de san Martín (25/2/1778 - 17/8/1850) - một Libertadores (Người Giải phóng),
Khai quốc công thần của một loạt Quốc gia Nam Mỹ (Argentina, Chile, Uruguay, Paraguay,
Peru, Bolivia)

Retrato_más_canónico_de_José_de_San_Martín

Belgrano cùng binh sĩ tuyên thệ trước chiến kỳ bên sông Paraná

img116 []

Kỷ niệm tròn hai năm Cách mạng tháng 5 tại San Salvador de Jujuy

27135598742_0116a79257_o

Belgrano chuyển giao Quân đội miền Bắc cho José de San Martín, tháng 1/1814

Belgrano_y_San_Martín

Trận Salta năm 1813

batalla

Cờ Argentina lần đầu được kéo lên tại nhà thờ Thánh Nicholas năm 1812

800px-Market_Plac_Emeric_Essex_Vidal_-_Picturesque_illustrations_of_Buenos_Ayres_and_Monte_Video_(1820)

Belgrano đã gửi một bức thư đến ban Chấp chánh Tam đầu chế đầu tiên của Argentina, thông báo cho họ về cuộc tuần hành ở Rosario và về chuyện lá cờ mới. Tuy nhiên không như biểu mão mà chính Belgrano đã tạo ra trước đó, ban Chấp chánh đã không chấp nhận lá cờ, vì chính sách của Argentina thời điểm đó là tuyên bố rằng chính phủ đã thay mặt vua Ferdinand VII của Tây Ban Nha (người đang bị quản thúc bởi Hoàng đế Pháp Napoléon) để quản lý Phó Vương quốc Río de la Plata, nên việc tạo ra một lá cờ mới là tuyên bố độc lập trắng trợn. Do đó, ban Chấp chánh đã gửi một cảnh báo đến Belgrano về việc không được sử dụng lá cờ mới. Nhưng vào thời điểm nhận được thư hồi đáp, Belgrano đã chuyển quân lên phía bắc để tăng quân cho vị trí yếu điểm Thượng Peru (Bolivia) sau thất bại trong trận Huaqui của tướng Juan José Castelli.

Ở San Salvador de Jujuy (thủ phủ tỉnh Jujuy nằm sát Bolivia và Chile), tại một nhà nguyện địa phương Belgrano đã trọng thể kỷ niệm tròn hai năm sau Cách mạng tháng 5. Ông đã chấp nhận yêu cầu của ban Chấp chánh về việc không dùng lá cờ mới, nhưng binh lính lại tự ý và một mực khẳng định rằng họ chỉ chiến đấu và tuyên thệ trước lá cờ trắng – xanh nhạt. Cuối cùng Belgrano viết thư trả lời ban Chấp chánh rằng ông phải sử dụng lá cờ trắng – xanh bởi “ở nó nhìn thấy một chiến thắng huy hoàng”.

Khi ban Chấp chánh đầu tiên được thay bằng ban Chấp chánh thứ hai với tư tưởng thoáng hơn. Argentina tuy vẫn chưa tuyên bố độc lập nhưng cũng chấp thuận lá cờ trắng – xanh nhạt, xem nó như chiến kỳ. Lá cờ được kéo lên lần đầu tại Buenos Aires vào ngày 23/8/1812 trên đỉnh nhà thờ Thánh Nicholas. Và trận đầu tiên chiến đấu dưới lá quân kỳ được công nhận là trận Salta ngày 20/2/1813, trận đánh kết thúc với thắng lợi dành cho Argentina.

Sau khi Argentina tuyên bố độc lập ngày 9/7/1816, Đại hội Tucumán quyết định chính thức công nhận lá chiến kỳ trắng – xanh nhạt làm Quốc kỳ Argentina nhờ những “vinh quang mà nó mang lại”. Hai năm sau, vào ngày 25/2/1818 khi Tây Ban Nha đã bại trận hoàn toàn, Quốc hội Argentina thêm vào lá Quốc kỳ một biểu tượng Mặt trời tháng 5 theo đề xuất của Đại biểu Juan José Paso. Hình tượng Mặt trời tháng 5 này được thiết kế dựa trên biểu tượng xuất hiện tại mặt phải đồng tiền Argentina đầu tiên, phát hành vào năm 1813.

Mặt trời tháng 5

Coxum-yXEAAS_l4

Mặt trời tháng 5 (Sol de Mayo) là một biểu tượng quan trọng của Argentina và xuất hiện tại trung tâm Quốc kỳ. Ngoài Argentina, nó cũng là biểu tượng Quốc gia hiện tại của nước láng giềng Uruguay và của nhiều nơi khác tại Nam Mỹ trong quá khứ. Theo đó, hình tượng Mặt trời tháng 5 là đại diện cho Inti – vị Thần Mặt trời, Thần Bão tố và Thần bảo trợ của nền văn minh Inca. Thần Mặt trời Inti thường được xem là con trai (hoặc hậu duệ) của Viracocha – vị thần quan trọng nhất trong văn hóa Inca, được xem là “Thần của nền văn minh” và là Đấng tạo tác nên mọi tạo vật trong vũ trụ. Thần Viracocha thường được mô tả như một người đội chiếc vương miện mặt trời, cầm sét trong tay, và nước mắt chảy ra tạo thành mưa bão.

Theo truyền thuyết thì trong cuộc Cách mạng tháng 5 diễn ra từ 18 đến 25/5/1810, sự kiện đầu tiên trong tiến trình giành độc lập của Phó Vương quốc Río de la Plata. Khi chính phủ lâm thời được tuyên bố thành lập ngày 22/5/1810 tại Buenos Aires, mặt trời đã ló dạng khỏi những đám mây giúp ánh nắng soi rọi khắp nền trời, đây được xem như một điềm lành cho Quốc gia Argentina non trẻ.

Ba năm sau, biểu tượng Mặt trời tháng 5 được đúc trên mặt phải đồng 8 escudos của Argentina – đồng tiền đầu tiên của nước này. Để rồi đến năm 1818 nó được chọn làm hình ảnh đại diện cho Quốc gia, nằm tại trung tâm Quốc kỳ.

Thành lập chính phủ lâm thời Argentina trong giai đoạn Cách mạng tháng 5, ngày 22/5/1810

800px-Cabildoabierto-Subercaseaux-edit

Mặt trời tháng 5 tại Uruguay

600px-Sol_de_Mayo-Bandera_de_Uruguay.svg

Tại Peru

Sun_of_May_(Peru,_1822-1825).svg

400px-José_Bernardo_de_Tagle_Inti.svg

Mặt trời tháng 5 trên đồng tiền đầu tiên của Argentina

600px-Sol_de_mayo_moneda

Tranh vẽ của người Inca mô tả Pachacuti (trị vì 1438 - 1472), Hoàng đế thứ 9 của Đế quốc Inca
đang hướng lời cầu nguyện lên Thần Mặt trời Inti ở Qurikancha (nay là Coricancha thuộc Peru),
bức tranh này là bản mẫu của biểu tượng Mặt trời tháng 5

Pachacuteckoricancha

Ảnh hưởng

Năm 1818 tại đảo Providencia thuộc vùng Caribbean (Colombia ngày nay), một thuyền trưởng của Hải quân Pháp là Louis Michel Aury đã lấy nguyên mẫu Quốc kỳ Argentina để tạo ra lá cờ đầu tiên của đảo, cũng là chính thể đầu tiên tại Trung Mỹ giành độc lập từ Tây Ban Nha. Đến năm 1821, Gran Colombia (Đại Colombia) – một nước cũng vừa tuyên bố độc lập chiếm đóng đảo, và Colombia kiểm soát Providencia tới ngày nay. Hai năm sau, lá cờ của Providencia được lấy làm Quốc kỳ nước Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ – chính thể giành độc lập năm 1823, bao gồm 5 nước Trung Mỹ là Guatemala, Honduras, El Salvador, Nicaragua và Costa Rica.

Năm 1841, Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ tan rã và 5 nước tách ra độc lập, tạo nên vùng Trung Mỹ như ngày nay. Tuy vậy Quốc kỳ của 4 Quốc gia từng thuộc khối này (trừ Costa Rica) đều sử dụng các màu sắc trắng – xanh nhạt, vốn là màu Quốc kỳ của cựu Liên bang Trung Mỹ, lấy nguyên mẫu từ cờ Argentina. Ngoài ra cờ Argentina còn là bản mẫu của Quốc kỳ hiện tại hoặc trong quá khứ của nhiều Quốc gia Nam Mỹ khác (Uruguay, Paraguay, Peru, Bolivia).

Màu cờ các nước Trung Mỹ có nét giống với màu cờ Argentina

hxOTa24

https://vi.wikipedia.org/wiki/Argentina

https://en.wikipedia.org/wiki/Argentina

https://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_Argentina

https://en.wikipedia.org/wiki/Sun_of_May

https://en.wikipedia.org/wiki/Inti

https://en.wikipedia.org/wiki/Viceroyalty_of_the_R%C3%ADo_de_la_Plata

https://en.wikipedia.org/wiki/May_Revolution

https://en.wikipedia.org/wiki/Argentine_War_of_Independence

https://en.wikipedia.org/wiki/Cockade_of_Argentina

https://en.wikipedia.org/wiki/Order_of_Charles_III

https://en.wikipedia.org/wiki/Manuel_Belgrano

Canada: Lá phong đỏ

Khái quát

Quốc kỳ Canada (wallpaper)

-downloadfiles-wallpapers-1920_1200-canada_flag_wallpaper_canada_world_1781.jpg

Quốc huy Canada

Coat_of_arms_of_Canada.png

Vị trí Canada

Canada_(orthographic_projection).svg.png

Bản đồ Canada

political-map-of-Canada.gif

Khẩu hiệu: A Mari Usque Ad Mare (tiếng Latin: Từ biển tới biển)

Quốc ca: O Canada

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh và tiếng Pháp

Thủ đô: Ottawa; thành phố lớn nhất: Toronto

Diện tích: 9 984 670 km² (hạng 2)

Mật độ dân số: 3,92 người/km² (hạng 228)

Quốc khánh: 1/7/1867

Canada là Quốc gia rộng lớn thuộc Bắc Mỹ và có diện tích lớn thứ hai trên thế giới sau Nga. Lãnh thổ Canada trải dài từ Đại Tây Dương phía đông sang Thái Bình Dương phía tây, Bắc Băng Dương và vịnh Hudson phía bắc đến biên giới với Hoa Kỳ phía nam. Về phía đông bắc Canada là đảo lớn nhất thế giới Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland là quần đảo Saint Pierre and Miquelon thuộc Pháp. Đường biên giới Canada và Mỹ phía nam và phía tây bắc giáp Alaska là đường biên giới giữa hai nước dài nhất thế giới. Dân cư Canada tập trung ở các thành phố lớn và các khu định cư ven biển, sông hồ. Vùng nội địa và phía bắc có dân cư thưa thớt, vùng đại quần đảo phía Bắc thuộc bang Nunavut có đa phần là đài nguyên và lãnh nguyên. Dân số xấp xỉ 35 triệu người cộng với diện tích rộng lớn khiến Canada là một trong những nước thưa dân nhất thế giới.

Trong suốt lịch sử Canada có mối quan hệ lâu dài và phức tạp với Hoa Kỳ, mối quan hệ này có tác động lớn đến kinh tế và văn hóa Quốc gia. Giống với nước Mỹ, trong suốt lịch sử Canada có lượng lớn người nhập cư đến từ nhiều nền văn hóa, khiến họ trở thành một Quốc gia đa văn hóa và đa sắc tộc. Ngày nay Canada là một trong số những Quốc gia phát triển, giàu có và có mức sống cao nhất thế giới – là tiêu biểu cho sự thành công của các thuộc địa cũ Anh Quốc.

Nhiều dân tộc bản địa đã sinh sống tại lãnh thổ là Canada ngày nay qua hàng ngàn năm. Họ đã vượt Cầu đất Bering lúc đó chưa bị chia tách để tiến vào châu Mỹ, đây cũng là nguồn gốc của tất cả các dân tộc bản địa thuộc châu Mỹ thời Tiền Columbus.

Vào đầu thế kỷ 11 người Viking Bắc Âu thay vì đến Greenland lại lạc đường do một trận bão và đến Baffin – đảo lớn nhất Canada ngày nay, người Viking vốn có thói quen đặt tên cho những vùng đất mới tìm được bằng ấn tượng đầu tiên mà họ thấy ở đó, trông thấy bờ biển đảo Baffin bằng phẳng như một khối đá duy nhất nên họ đặt tên cho vùng này là Helluland (xứ Đá Phẳng), tiếp tục xuôi về phương nam người Viking đến vùng đất ngày nay là bán đảo Labrador và đặt tên cho nó là Markland (xứ Rừng). Cuối cùng họ dừng lại và định cư ở đảo Newfoundland ngày nay – nơi có đất đai và khí hậu gần giống với quê nhà Scandinavia của họ, trông thấy vùng này có nhiều nho dại nên họ đặt tên khu định cư mới là Vinland (xứ Nho). Cái tên Vinland sau này dùng để chỉ toàn bộ châu Mỹ thời Tiền Columbus.

Cuối thế kỷ 15 Columbus tìm ra châu Mỹ, nhưng ông ta không nghĩ đây là châu lục mới mà tưởng mình đã đi nửa vòng trái đất để đến bờ đông Ấn Độ, từ đó Columbus gọi thổ dân châu Mỹ là Indian. Đầu thế kỷ 16 một thuyền trưởng người Florence là Amerigo Vespucci đi dọc bờ đông Nam Mỹ đến tận Argentina, Amerigo kết luận rằng đây phải là một châu lục mới vì Ấn Độ không thể nào dài như vậy. Một chủ xưởng in bản đồ ở Thánh chế La Mã (ngày nay thuộc Đức) là Martin Waldseemüller tưởng rằng Amerigo là người đầu tiên tìm ra lục địa Nam Mỹ nên in cái tên America lên bản đồ để chỉ Nam Mỹ, về sau cái tên này được dùng để chỉ toàn bộ châu Mỹ.

Bắt đầu từ thế kỷ 15 người Anh và Pháp đã thiết lập các cơ sở thuộc địa ven bờ biển Đại Tây Dương của Canada. Người Hà Lan đến muộn hơn và cũng nhanh chóng rút lui vì họ quan tâm đến vùng New Amsterdam (New York) phía nam hơn. Trước đó người Pháp đã đi ngược dòng Saint Lawrence tiến vào nội địa, khám phá ra Ngũ Đại Hồ và thành lập xứ thuộc địa Quebec. Người Anh cùng thời cũng kiểm soát nhiều vùng ven biển Đại Tây Dương, tiến vào vịnh Hudson và gia tăng ảnh hưởng tới các vùng còn lại phía tây đến tận bờ Thái Bình Dương. Sau nhiều cuộc xung đột khác nhau Anh giành được Quebec từ tay Pháp và xứ thuộc địa Canada trở thành thuộc địa rộng lớn nhất của đế quốc Anh. Ngày nay vùng Quebec thuộc địa cũ của Pháp vẫn là vùng có số dân nói tiếng Pháp cao và khác biệt văn hóa với các vùng còn lại, nên Quebec luôn muốn tách ra trở thành một Quốc gia độc lập.

Ngay từ khi tìm ra châu Mỹ, người châu Âu đã tò mò về “Hành lang tây bắc”, tức một tuyến đường đi vòng qua các đảo phía bắc Canada thông giữa hai đại dương mà không phải qua eo đất Panama hay cực nam châu Mỹ. Sau khi thuyền trưởng James Cook (1728-1779) đi qua eo biển Bering, ông thông báo rằng:”Hành lang tây bắc không tồn tại, ít ra là không có lối nào đi được bằng tàu buồm”, khi đó người châu Âu mới từ bỏ tìm kiếm khu vực này và xúc tiến kế hoạch xây dựng kênh đào Panama.

Việc Hoa Kỳ mua Alaska từ đế quốc Nga ngày 30/3/1867 đã tác động tới việc Liên bang hóa Canada ngày 1/7 cùng năm, nguyên nhân là do nước Anh lo ngại cường quốc mới nổi Hoa Kỳ sẽ xâm lược Canada như đã làm trước đó với Mexico. Ngày đó ba thuộc địa của Anh là Britain Columbia, North-Western Territory và Rupert’s Land trở thành bốn tỉnh của Quốc gia tự trị mới. Về sau Quốc gia tự trị sáp nhập thêm các tỉnh và lãnh thổ khác cũng là thuộc địa của Anh. Theo quy chế Westminster năm 1931, Anh trao cho Canada quyền tự trị hoàn toàn trên hầu hết các vấn đề. Canada có đóng góp lớn cho phe Đồng Minh trong hai cuộc chiến tranh thế giới, liên minh chặt chẽ với Mỹ trong Chiến tranh lạnh và là một thành viên sáng lập của NATO. Các quan hệ thuộc địa cuối cùng giữa Anh và Canada đoạn tuyệt vào năm 1982 theo Đạo luật Canada, ngoại trừ việc Canada vẫn là một Quốc gia Quân chủ lập hiến và xem Nữ hoàng Elizabeth II là Nguyên thủ Quốc gia. Ngày nay Canada vẫn liên kết chặt chẽ với Anh và Mỹ về kinh tế, văn hóa, quân sự,…

Các xứ thuộc địa Bắc Mỹ

Nouvelle-France_map-fr.svg.png

Thay đổi lãnh thổ Canada qua các thời kỳ

Canada_provinces_evolution_2.gif

Cuộc phân chia xứ Oregon giữa Anh và Mỹ lấy ranh giới là vĩ tuyến 49, giúp Canada có đường
thông ra Thái Bình Dương

Oregoncountry.png

Tên gọi Canada

Tên gọi Canada bắt nguồn từ chữ Kanata trong ngôn ngữ của người Iroquois ở lưu vực sông Saint Lawrence, nghĩa là Làng hay Khu định cư. Năm 1535 các cư dân bản địa ở khu vực ngày nay là thành phố Québec đã dùng từ này để chỉ đường cho nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier đến làng Stadacona. Sau đó Jacques dùng từ Canada không chỉ nói đến riêng ngôi làng, mà nói đến toàn bộ khu vực lệ thuộc vào Donnacona (tù trưởng tại Stadacona). Đến năm 1545, các sách vở và bản đồ châu Âu bắt đầu gọi khu vực này là Canada.

Trong thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, từ Canada dùng để nói đến phần lãnh thổ Saint Lawrence thuộc xứ Québec của Pháp. Sau khi 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ tuyên bố độc lập, Anh Quốc bắt đầu mở rộng quy mô lãnh thổ ở Canada, gây chiến với Pháp giành lấy vùng Québec. Phần lãnh thổ kéo dài từ Ngũ Đại Hồ đến sông Ohio và lãnh thổ Oregon về sau được chuyển giao cho Hoa Kỳ. Trong thời kỳ mở rộng của Hoa Kỳ, Anh Quốc vẫn kiểm soát lãnh thổ rộng lớn phía bắc vĩ tuyến 49 và phía bắc Ngũ Đại Hồ kéo dài đến vùng Alaska. Trong suốt thế kỷ 19 Canada và Australia là những thuộc địa rộng lớn nhưng hoang vắng, nên hiển nhiên là nước Anh quan tâm đến những thuộc địa đông dân và nhiều tài nguyên như Ấn Độ hơn, dẫn đến việc Canada và Australia được hưởng quyền tự trị sớm hơn các thuộc địa khác của Anh.

Quốc kỳ Canada

canada-flag-wallpapers-download

Quốc kỳ Canada còn gọi là Lá Phong (tiếng Anh: Maple Leaf, tiếng Pháp: l’Unifolié). Gồm một nền đỏ và hình vuông trắng ở trung tâm (dải trắng lớn bằng hai dải đỏ), ở trung tâm dải trắng là hình lá phong đỏ cách điệu với 11 đầu nhọn. Thiết kế này được thông qua vào năm 1965 nhằm thay thế cho lá cờ cũ mang nét thuộc địa của Anh. Ngụ ý rằng Canada là một Quốc gia độc lập hoàn toàn và xóa bỏ dấu ấn thuộc địa. Cờ lá phong như ngày nay được xem là thiết kế hoàn hảo dành cho Canada vì nó đã hoàn thành đúng yêu cầu trước đó là: Thiết kế đẹp, dễ nhận biết, thể hiện đúng lịch sử, văn hóa và tinh thần dân tộc. Những người chủ nghĩa dân tộc ở Australia và New Zealand luôn muốn có một lá cờ mới đại diện cho dân tộc thay vì lá cờ mang dấu ấn thuộc địa (cờ Vương quốc Anh ở 1/4 góc trên bên trái).

Năm 1964, Thủ tướng Lester B. Pearson thổi bùng cuộc tranh luận về việc thay đổi Quốc kỳ. Và thiết kế lá phong của George Stanley được lựa chọn, nó dựa trên hiệu kỳ của Học viện quân sự Vương thất Canada là hình lá phong đỏ với 11 đầu nhọn. Lá cờ này được thông qua ngày 15/2/1965, ngày này hằng năm là ngày Quốc kỳ Canada.

Thiết kế lá phong cũng được các cơ quan Chính phủ và lực lượng quân đội sử dụng, các thiết kế đều dùng hình ảnh lá phong đỏ với những phong cách khác nhau. Trên Quốc huy Canada và biểu tượng các bang British Columbia, Ontario và Manitoba cũng có dùng hình ảnh lá phong đỏ.

Thiết kế

600px-Canadian_flag_construction_sheet.svg

Lịch sử

Lá phong được xem là biểu tượng của Canada kể từ thập niên đầu thế kỷ 18. Người Anh và Pháp vẫn thường đề cập đến xứ Canada và New England là một nơi có mùa thu tuyệt đẹp với những tán lá phong đỏ rực. Đến năm 1868, lần đầu tiên lá phong trở thành biểu tượng Quốc gia khi nó xuất hiện trên huy hiệu hai bang là Ontario và Québec. Năm 1921 lá phong được đưa vào biểu tượng Quốc huy Canada, cũng trong năm này Quốc vương George V tuyên bố quốc sắc của Canada là đỏ và trắng lấy theo màu Thập giá Thánh George (chữ thập đỏ trên nền trắng), đỏ cũng là màu của lá phong – biểu tượng xứ Canada. Trong hai cuộc thế chiến, các huy chương của quân đội Canada đều dựa vào biểu tượng lá phong đỏ và nó được khắc lên bia mộ của các tử sĩ Canada.

Biểu tượng lá phong đỏ ngày nay của Canada được lựa chọn vì hội tụ đầy đủ các yếu tố: Dễ nhận biết, thiết kế đẹp và thể hiện đúng lịch sử, văn hóa, tinh thần dân tộc. Số lượng 11 đầu nhọn được xem là không có nhiều ý nghĩa. Nhưng có người lại cho rằng 11 đầu nhọn tượng trưng cho năm 1965 là năm thông qua lá quốc kỳ (6+5=11).

Quốc kỳ Thập giá Thánh George là hiệu kỳ đầu tiên được biết đến tại Canada, được thuyền trưởng John Cabot sử dụng khi ông đến Newfoundland năm 1497. Năm 1534, Jacques Cartier đóng một thập giá tại bán đảo Gaspé mang hiệu kỳ vương thất Pháp với biểu tượng hoa Iris (Fleur de lis). Tàu của Jacques lúc đó treo một hiệu kỳ đỏ cùng một chữ thập trắng, là quân kỳ Hải quân Pháp lúc đó. Ngày nay vùng Québec vẫn sử dụng biểu tượng Fleur de lis là biểu tượng của vương thất Pháp.

Quốc kỳ Liên hiệp được sử dụng tại Canada từ khi xuất hiện khu định cư của người Anh tại Nova Scotia năm 1621. Nó tiếp tục được sử dụng sau khi Canada độc lập về mặt lập pháp năm 1931 cho đến khi thông qua quốc kỳ hiện tại vào năm 1965.

Không lâu sau khi Liên hiệp Canada thành lập vào năm 1867, nổi lên nhu cầu về một hiệu kỳ mang đặc trưng riêng của Canada. Quốc kỳ Canada đầu tiên được sử dụng là Hiệu kỳ của Toàn quyền Canada, một quốc kỳ Liên hiệp với phù hiệu ở giữa hình các huy hiệu của Ontario, Québec, Nova Scotia và New Brunswick, bao quanh là một vòng lá phong. 

Đến thập niên 1960, tranh luận về quốc kỳ Canada nổi cộm và trở thành một chủ đề luận chiến, cực điểm là Đại tranh luận Quốc kỳ năm 1964. Năm 1963, chính phủ tự do thiểu số của Lester B.Pearson lên nắm quyền và quyết định thông qua một quốc kỳ  mới bất chấp những tranh luận trong quốc hội. Người đề xuất việc này là Thủ tướng Pearson, ông từng là một nhà điều đình quan trọng trong Khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956, nhờ đó mà ông đoạt giải Nobel hòa bình. Trong cuộc khủng hoảng, Pearson bối rối khi chính phủ Ai Cập phản đối lực lượng gìn giữ hòa bình Canada với lý do là quốc kỳ Canada có cùng biểu tượng (quốc kỳ Vương quốc Anh) cũng được Anh Quốc sử dụng làm quốc kỳ, trong khi Anh Quốc là một bên tham chiến. Mục tiêu của Pearson là khiến quốc kỳ Canada là đặc trưng và không thể nhầm lẫn.

Sau một thời gian nghiên cứu cùng vận động chính trị, ủy ban đã lựa chọn thiết kế hiện nay, thiết kế này do George Stanley thiết kế và lấy cảm hứng từ hiệu kỳ của Học viện Quân sự Vương thất Canada (RMC) tại Kingston, bang Ontario. Đa số phiếu trong Hạ viện thông qua thiết kế này vào ngày 15/12/1964. Thượng viện Canada thông qua thiết kế hai ngày sau đó.

Nữ hoàng Anh Elizabeth II chính thức công bố quốc kỳ mới vào ngày 28/1 năm 1965, nó được bắt đầu sử dụng từ ngày 15/2 cùng năm sau một buổi lễ chính thức tại Parliament Hill ở Ottawa, với sự hiện diện của Toàn quyền Georges Vanier, Thủ tướng, các thành viên khác trong nội các và nghị viện Canada. Chủ tịch Thượng viện Maurige Bourget nói rằng quốc kỳ là biểu tượng cho sự thống nhất của quốc gia, đại diện cho toàn bộ các công dân Canada bất kể chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, đức tin hay quan điểm. Trong lễ kỷ niệm 100 năm lập quốc vào năm 1967, chính phủ Canada sử dụng một quốc kỳ mang huy hiệu Vương thất Canada (phù hiệu được sử dụng thời thuộc địa) trên một nền đỏ.

1868-1921

Canadian_Red_Ensign_1868-1921.svg.png

1921-1957

Canadian_Red_Ensign_1921-1957.svg

1957-1965

Canadian_Red_Ensign_(1957-1965).svg.png

Lá cờ đề xuất năm 1946

1946_Canadian_flag_proposal.svg.png

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Canada

https://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_Canada

https://en.wikipedia.org/wiki/Maple_leaf

https://en.wikipedia.org/wiki/Maple_tree

https://en.wikipedia.org/wiki/Suez_Crisis

https://en.wikipedia.org/wiki/James_Cook

https://en.wikipedia.org/wiki/New_France

https://en.wikipedia.org/wiki/Thirteen_Colonies

https://vi.wikipedia.org/wiki/X%E1%BB%A9_Oregon

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Oregon

México: Đại bàng quắp rắn

Khái quát

Quốc kỳ Mexico (wallpaper)

mexico_flag-wide.jpg

Quốc huy Mexico

mexico

Vị trí Mexico

550px-Mexico_(orthographic_projection).svg.png

Bản đồ Mexico

political-map-of-Mexico.gif

Tên đầy đủ: Estados Unidos Mexicanos (Hợp chủng quốc Mexico)

Quốc ca: Himno Nacional Mexicano

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Tây Ban Nha

Thủ đô và thành phố lớn nhất: Mexico City

Diện tích: 1.972.550 km² (hạng 13)

Mật độ dân số: 61 người/km² (hạng 142)

Quốc khánh: 5/2/1917

Mexico (tiếng Tây Ban Nha: México) có quốc danh chính thức là Hợp chủng quốc Mexico (tiếng Tây Ban Nha: Estados Unidos Mexicanos), là một Quốc gia Cộng hòa Liên bang thuộc khu vực Bắc – Trung Mỹ. Mexico là Quốc gia rộng lớn với diện tích gần 2 triệu km², đứng thứ 13 thế giới; dân số gần 120 triệu người, đứng thứ 11 thế giới. Mexico giáp Mỹ phía bắc, Guatemala và Belize phía đông nam, Thái Bình Dương phía tây và nam, vịnh Mexico và biển Caribbean phía đông, vịnh California khiến bán đảo cùng tên hơi tách biệt với phần còn lại của đất nước.

Hợp chủng quốc Mexico là quốc gia theo thể chế Cộng hòa Liên bang. Nước này có tổng cộng 31 bang và 1 quận liên bang là thủ đô Mexico City, một trong những khu đô thị đông dân nhất thế giới.

Mexico là quốc gia có thiên nhiên đa dạng, từ sa mạc khô cằn dọc biên giới với Mỹ đến rừng rậm nhiệt đới phía nam, đồng bằng bán đảo Yucatan đến những ngọn núi lửa phủ tuyết ven Thái Bình Dương. Nền văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc, mang ảnh hưởng của cả nền văn hóa Aztec truyền thống, văn hóa Tây Ban Nha và văn hóa Mỹ Latin. Mexico có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất thế giới và tôn giáo chủ yếu tại đây là Công giáo Roma chiếm đến 83% dân số, còn lại là các nhánh Thiên Chúa giáo khác (10%), tín ngưỡng bản địa (3,2%) và phi tôn giáo (5%).

Khái quát lịch sử

Lãnh thổ ngày nay là Mexico là nơi ra đời của hai nền văn minh lớn của châu Mỹ trước khi người châu Âu đến là Maya và Aztec. Đầu thế kỷ XVI, Đế chế Aztec suy tàn bị người Tây Ban Nha cùng các đồng minh bản địa, dẫn đầu bởi Chinh tướng Hernan Cortes xâm lược cướp bóc vàng bạc và nô lệ, cùng với đó là sự phá hủy vô cùng lớn với nền văn hóa bản địa. Sau khi 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ tuyên bố độc lập, sự khích lệ to lớn từ Mỹ lan ra toàn châu lục, cộng với việc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha suy yếu, các thuộc địa của họ ở châu Mỹ (Mỹ Latin) lần lượt tuyên bố độc lập. Năm 1810 Mexico tuyên bố độc lập và chính thức được công nhận năm 1821.

Ban đầu, Mexico tuyên bố độc lập dưới cái tên Đế chế thứ nhất. Lãnh thổ bao gồm toàn bộ Mexico ngày nay, toàn bộ các nước Trung Mỹ nằm trên đất liền (trừ Panama chưa tách khỏi Colombia và Belize là thuộc địa của Anh) cộng với các bang miền tây và nam nước Mỹ (California, Nevada, Utah, Arizona, New Mexico và Texas). Agustin de Iturbide tuyên xưng là hoàng đế của Đế chế thứ nhất nhưng bị các lực lượng ủng hộ nền Cộng hòa lật đổ hai năm sau đó. Các tỉnh ở Trung Mỹ tách ra độc lập năm 1823 và thành lập nước Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ, về sau nước này sụp đổ và vỡ vụn thành nhiều quốc gia nhỏ hơn nữa (ngày nay đó là các nước Guatemala, Honduras, El Sanvador, Nicaragua và Costa Rica).

Năm 1836, Cộng hòa Texas, Cộng hòa Rio Grande và Cộng hòa Yucatan tuyên bố độc lập và Mexico thất bại trong việc thu hồi Texas. Sau chiến tranh Mỹ – Mexico, Texas sáp nhập vào Mỹ.

Những tranh chấp về đất đai và lãnh thổ với cường quốc mới nổi Hoa Kỳ làm bùng nổ chiến tranh Mỹ – Mexico (1846 – 1848). Mexico thất bại nặng nề và phải ký hiệp ước Guadalupe Hidalgo với Mỹ năm 1848, theo đó Mexico mất tới 1/3 lãnh thổ vào tay Mỹ. Nếu tiến quân tiếp Mỹ có thể chiếm cả thủ đô Mexico City, cộng với lạm phát trầm trọng và bất ổn nội bộ, Mexico phải nhường thêm phần đất Gadsden Purchase dọc biên giới nữa cho Mỹ. Biên giới Mỹ – Mexico không thay đổi từ đó đến nay.

Lãnh thổ Mexico đã thu hẹp đáng kể so với khi mới giành độc lập từ Tây Ban Nha

1200px-Mexico's_Territorial_Evolution

Năm 1860, Pháp xâm lược Mexico. Công tước Ferdinand Maximilian thuộc gia tộc Habsburg của Áo được chọn để trở thành vua của Đế chế Mexico thứ hai, nhưng chính thể này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Năm 1867, một người da đỏ Zapotec là Benito Juarez đã khôi phục nền Cộng hòa và trở thành Tổng thống Mexico, ông được xem là Tổng thống vĩ đại nhất lịch sử Mexico.

Porfirio Diáz (nhiệm kỳ 1884 – 1911) đã cai trị Mexico một cách độc tài. Giai đoạn này Mexico đạt thành tựu lớn về kinh tế, khoa học, nghệ thuật nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng và thường xuyên diễn ra các cuộc đàn áp chính trị. Hệ quả là ông bị lật đổ trong Cách mạng Mexico năm 1910 và Hiến pháp mới được ban hành năm 1917. Mexico gần như không bị ảnh hưởng trong hai cuộc thế chiến, ngoại trừ một sự kiện trong thế chiến thứ nhất có liên quan đến Mexico khi Hoa Kỳ bắt được bức điện tín mà Đế quốc Đức gửi cho Mexico, theo đó thỏa thuận rằng Đức sẽ trợ giúp để Mexico chiếm lại các bang miền bắc mà nước này đã để mất vào tay Mỹ trong Chiến tranh Mỹ – Mexico. Mặc dù phía Mexico đã khước từ, nhưng điều người ta ghi nhớ nhất về sự kiện này là việc nước Mỹ đã vin vào cớ đó để từ bỏ thế trung lập và tham gia vào thế chiến thứ nhất, phá vỡ thế cục giằng co và cân bằng giữa hai phe.

Từ thập niên 1940 đến 1980 kinh tế Mexico phát triển vượt bậc, quãng thời gian này được gọi là “phép màu Mexico”. Họ từng hai lần đăng cai World cup (1970 và 1986, khá nhiều so với các nước khác). Mexico liên minh chặt chẽ với Mỹ và Canada trong NAFTA (Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ).

Ngày nay Mexico vẫn gặp vấn nạn về khoảng cách giàu nghèo cao, bất bình đẳng trong thu nhập, nghèo đói, các băng đảng ma túy và tình trạng bạo lực xảy ra thường ngày. Mexico là nơi sản xuất và trung chuyển ma túy từ Colombia sang Mỹ. Tầng lớp nghèo luôn có ước mơ sang Mỹ để đổi đời, dẫn tới các cuộc vượt biên sang miền đất hứa Hoa Kỳ.

ndvqn8u

Tên gọi México

Tên gọi México bắt nguồn từ kinh đô của Đế chế Aztec với cái tên Mexico Tenochtitlan, tên kinh đô này được đặt theo một tên gọi khác của dân tộc Aztec là dân tộc Mexica. Theo thần thoại Aztec cổ, thần mặt trời và chiến tranh Huitzilopochtli đã chỉ cho người dân bộ tộc một địa điểm để xây dựng kinh đô mới, đó là nơi có một con đại bàng mang trong miệng một con rắn đuôi chuông, đậu xuống cành cây xương rồng bên cạnh tảng đá và hồ nước. Sau 200 năm lang thang, họ nhìn thấy một địa điểm như vậy nằm bên hồ Texcoco và tại đó, người Aztec đã xây dựng nên một thành phố rộng lớn là Tenochtitlan (Mexico City ngày nay). Hình ảnh này được miêu tả trong trang đầu của cuốn kinh thư Mendoza, một cuốn sách kể về lịch sử của người Aztec và ngày nay là quốc huy và xuất hiện trên quốc kỳ Mexico.

Quốc kỳ Mexico

74325.jpg Quốc kỳ Mexico (tiếng Tây Ban Nha: Bandera de México) gồm ba dải bằng nhau xếp dọc với các màu xanh lá, trắng, đỏ và quốc huy nằm trên trung tâm dải trắng. Ý nghĩa của các màu sắc thay đổi theo thời gian. Ba màu xanh lá, trắng và đỏ đã được áp dụng từ cuối thời thuộc địa, và chính thức được thông qua thời Đế chế Mexico thứ nhất. Thiết kế hoàn chỉnh ra đời năm 1968, nhưng hình thức ba dải xếp dọc và Quốc huy ở giữa đã được dùng từ năm 1821 khi lá cờ đầu tiên được tạo ra.

Xanh lá, trắng và đỏ là màu của quân đội giải phóng dân tộc Mexico giành độc lập từ Tây Ban Nha. Biểu tượng ở trung tâm là Quốc huy Mexico, hình một con đại bàng đang quắp một con rắn đuôi chuông đậu trên cây xương rồng bên cạnh tảng đá và hồ nước, phía dưới là nhánh sồi và nguyệt quế, cùng một dải băng màu quốc kỳ (xanh lá, trắng, đỏ). Biểu tượng này dựa theo một truyền thuyết cổ của người Aztec về kinh đô của họ là Tenochtitlan (nay là Mexico City). Trong lịch sử, quốc kỳ Mexico thay đổi nhiều lần nhưng thiết kế chung thì không đổi.

Thời Đế chế Mexico thứ nhất, màu xanh lá tượng trưng cho sự độc lập, trắng tượng trưng cho tôn giáo và đỏ tượng trưng cho Liên hiệp Vương quốc.

Thời Đế chế Mexico thứ hai và Cộng hòa Mexico, xanh lá là tương lai của Quốc gia, trắng là sự tinh khiết và đỏ là tôn giáo.

Từ 1867 đến nay, xanh lá là tương lai của Quốc gia, trắng là hòa bình và Liên hiệp các liên bang, còn đỏ là máu của các anh hùng và bậc tiền nhân.

Thiết kế

Xanh lá (pantone 3425c), đỏ (pantone 186c)

mexico_flag_construction_sheet-svg

Sự khác biệt với cờ Italy

Thiết kế ba dải nằm dọc màu xanh lá, trắng và đỏ được người Mexico dùng trước người Italy. Mexico và Italy dùng cùng một màu sắc, nhưng tỉ lệ cờ khác nhau và màu xanh của Mexico tối hơn.

mexico_italy_flag_differences

Lịch sử

Trước khi độc lập, người Tây Ban Nha dùng cờ Vương quốc Tây Ban Nha áp dụng cho tất cả thuộc địa của mình. Ở Mexico, nhiều lá cờ khác nhau được sử dụng nhưng không lá nào được công nhận chính thức. Lá cờ phổ biến nhất được dùng là cờ Đức Trinh nữ Guadalupe – vị Thánh bảo hộ của Mexico.

Bắt đầu từ năm 1810, quân giải phóng dân tộc Mexico dùng các lá cờ màu xanh lá, trắng và đỏ. Thiết kế xếp dọc và màu đỏ bên phải lấy cảm hứng từ Quốc kỳ Pháp được dùng trong Cách mạng Pháp, Cách mạng Pháp là sự khích lệ to lớn với quá trình giành độc lập của nhân dân các nước châu Mỹ. Thiết kế Quốc huy được thêm vào tháng 11/1821 và lần đầu được sử dụng vào tháng 7/1822. Việc thêm Quốc huy như một cách để gợi nhớ lại Đế chế Aztec thuở xưa. Từ đó xóa bỏ sự kỳ thị chủng tộc, đề cao văn hóa truyền thống, tính thống nhất của quốc gia và lòng tự tôn dân tộc. Hơn nữa việc có Quốc huy khiến lá cờ trông khác biệt hơn và đẹp hơn. Trong suốt lịch sử, cờ Mexico thay đổi nhiều lần nhưng thiết kế chung (ba màu xanh lá, trắng, đỏ nằm dọc và Quốc huy ở trung tâm) thì không đổi.

Huyền thoại thành lập kinh đô của người Aztec

800px-MexicanSculptureRememberingTheSignForTenochtitlanFoundation

Quốc huy Mexico

Quốc huy Mexico (tiếng Tây Ban Nha: Escudo Nacional de México) là một biểu tượng quan trọng về chính trị và văn hóa của Mexico, được hiển thị ở trung tâm Quốc kỳ. Đối với người da đỏ bản địa nó tượng trưng cho huyền thoại thành lập kinh đô, đối với người châu Âu nó tượng trưng cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Con rắn đuôi chuông trong miệng đại bàng được xem là con rắn trong vườn Eden đã dụ Adam và Eva ăn quả táo, từ đó họ bị Thiên Chúa đuổi khỏi vườn Địa Đàng.

Huyền thoại thành lập kinh đô của người Aztec có nhiều biến thể, ví dụ như:

  • Trong kinh thư Tovar, con đại bàng quắp con chim sẻ thay vì con rắn.
  • Trong các tranh vẽ sau khi người Tây Ban Nha chiếm không có con rắn.
  • Kinh thư Fejérváry Mayer miêu tả đại bàng tấn công con rắn dưới đất.
  • Kinh thư Ramírez chỉ có một con đại bàng.

Theo người Aztec và Maya, đại bàng tượng trưng cho thần Mặt trời và Chiến tranh Huitzilopochtli – người canh giữ thời gian. Người Mexicas (Aztec) và Maya cũng tự gọi mình là “con của thần Mặt trời” và “những người canh giữ thời gian”. Điều này được thể hiện phần nào qua các bộ lịch của họ, người Maya có không dưới 20 bộ lịch khác nhau trong khi ở châu Âu cùng thời nhiều dân tộc thậm chí còn không nghĩ đến lịch mà chỉ nghĩ đến ngày đêm và thời tiết, những thứ phức tạp như lịch phải áp dụng từ nước khác. Ngoài ra các Đại Kim tự tháp ở Tikal ngoài việc để hiến tế còn là để quan sát các vì sao để dự đoán thời gian, sự biến chuyển của thời tiết và thông điệp từ các vị thần.

Theo người Aztec, con rắn không đại diện cho cái ác mà là cho trí tuệ, nó đại diện cho thần trí tuệ Quetzalcoatl. Việc con rắn bị quắp không có nhiều ý nghĩa với người Aztec và họ xem nó ngang hàng với đại bàng. Rắn và đại bàng đều là những loài vật thiêng liêng với người Aztec. Khi người Tây Ban Nha tới, họ cho rằng đại bàng đại diện cho những điều đúng đắn tốt đẹp, còn rắn đại diện cho cái ác và tội lỗi. Biểu tượng này dần trở nên phổ biến vì nó phù hợp với văn hóa của người châu Âu, nhằm diễn tả sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, cách diễn giải này chủ yếu nhằm mục đích truyền giáo cho các dân tộc bản địa.  Việc con đại bàng trên quốc huy Mexico ngày nay có ánh mắt hung dữ như muốn ăn tươi nuốt sống con rắn không được người da đỏ ưa thích, vì đối với tổ tiên họ rắn như một vị thần, và nó không đại diện cho cái ác.

Con đại bàng trong câu chuyện là loài Caracara Cheriway, là một loài chim săn mồi thuộc họ Falconidae. Phân bố ở Trung Mỹ, đảo Cuba, miền bắc Nam Mỹ và miền nam nước Mỹ. Không như các loài chim săn mồi khác, Caracara Cheriway bay không nhanh, khá chậm chạp và thường xuyên ăn xác thối nếu không săn được con mồi.

Đại bàng Caracara Cheriway chiến đấu, tranh của John James Audubon

800px-161_Brasilian_Caracara_Eagle.jpg

Đại bàng Caracara Cheriway

1024px-Caracara_cheriway_-Brevard_Zoo-8a.jpg

Một đại bàng non đứng trên cành cây xương rồng thuộc đảo Bonaire ở vùng Caribbean

crested_caracara_perched_on_a_cactus

Bản đồ phân bố đại bàng Caracara Cheriwa

Caracara_cheriway_map.png

Hình ảnh trong kinh thư Tovar của người Aztec, con đại bàng quắp con chim thay vì con rắn

The_Eagle,_the_Snake,_and_the_Cactus_in_the_Founding_of_Tenochtitlan_WDL6749

Cây xương rồng trong câu chuyện là loài xương rồng Opuntia, đặt theo tên tiếng Hy Lạp cổ đại chỉ thành phố Opus của Hy Lạp. Xương rồng Opuntia mọc phổ biến ở Mexico, miền tây nước Mỹ và vùng Địa Trung Hải. Ngày nay nó được xem là Quốc thụ của Mexico.

Phía dưới quốc huy là hai nhánh sồi và nguyệt quế, cùng với dải băng màu quốc kỳ. Sồi và nguyệt quế là những biểu tượng khá phổ biến trên các quốc huy và biểu tượng của các nước phương tây, tượng trưng cho công lý và chiến thắng. Hình ảnh hồ trong quốc huy là hồ Texcoco thuộc thung lũng Mexico, hòn đảo trên hồ là Tenochtitlan – kinh đô của người Aztec.

Hình ảnh đại bàng quắp rắn qua các thời kỳ

Trang bìa cuốn kinh thư Mendoza

codexmendoza01

Quốc huy đầu tiên, có từ trước khi độc lập

grabado_de_la_fundacion_de_mexico-svg

Quốc kỳ Đế chế Mexico thứ nhất (1821 - 1823)

 

Bandera_del_Primer_Imperio_Mexicano.svg

Cộng hòa Mexico (1823 - 1864) và (1867 - 1893)

 

1050px-Flag_of_Mexico_(1823-1864,_1867-1893).svg

Đế chế Mexico thứ hai, thời Pháp xâm chiếm (1864 - 1867)

1200px-Bandera_del_Segundo_Imperio_Mexicano_(1864-1867).svg

1893 - 1916

Flag_of_Mexico_(1893-1916).svg

Hợp chủng quốc Mexico (1916 - 1934)

Flag_of_the_United_Mexican_States_(1916-1934).svg

1934 - 1968

Flag_of_Mexico_(1934-1968).svg

Ngày nay

coat_of_arms_of_mexico-svg

Đức Mẹ Guadalupe

Đức Mẹ Guadalupe (tiếng Tây Ban Nha: Nuestra Señora de Guadalupe) còn được biết với tên gọi Đức Trinh Nữ Guadalupe (tiếng Tây Ban Nha: Virgen de Guadalupe) là một tước hiệu mà Giáo hội Công giáo Roma dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Đức Mẹ Guadalupe là vị Thánh bảo trợ của Mexico.

Hai tài liệu, được xuất bản trong thập niên 1640, một bằng tiếng Tây Ban Nha, một bằng tiếng Nahuatl (ngôn ngữ của người Aztec), cùng thuật lại một câu chuyện xảy ra vào buổi sáng sớm ngày 9/12/1531 (ngày hôm sau là lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội trong Đế quốc Tây Ban Nha), người nông dân Juan Diego trong khi đi bộ từ ngôi làng của mình đến thành phố Mexico thì trông thấy trên sườn đồi Tepeyac có một cô gái chừng mười lăm mười sáu tuổi, được bao quanh bởi hào quang ánh sáng. Bà nói chuyện với anh ta bằng ngôn ngữ địa phương Nahuatl và đã yêu cầu Juan Diego rằng hãy đi nói với Giám mục là cần xây dựng một nhà thờ ngay tại nơi đó. Từ những lời nói của bà, Juan Diego nhận ra đó chính là Đức Mẹ Maria. Diego đã kể lại câu chuyện của mình với Tổng Giám mục người Tây Ban Nha, Fray Juan de Zumárraga, người đã yêu cầu ông quay trở lại đồi Tepeyac để nói với người phụ nữ lạ là hãy ban cho một dấu hiệu để chứng minh.

Dấu hiệu đầu tiên mà bà tỏ ra là việc chữa lành bệnh tật cho người chú của Juan. Đức Trinh Nữ nói với Juan Diego rằng hãy leo lên đồi Tepeyac và hái những bông hoa hồng. Mặc dù lúc đó đang là tháng mười hai, rất muộn so với mùa hoa nở nhưng Juan Diego đã tìm thấy những bông hoa hồng xứ Castilian trên đỉnh đồi cằn cỗi, vốn không có nguồn gốc từ Mexico. Đức Trinh Nữ yêu cầu ông sắp xếp những bông hồng vào trong chiếc áo choàng tilma dệt bằng sợi xương rồng của mình. Và điều kỳ lạ xảy ra khi Juan Diego mở áo choàng trước sự chứng kiến của Giám mục Zumárraga vào ngày 12/12, những bông hoa rơi xuống sàn nhà, nhưng ở vị trí đó lại xuất hiện hình ảnh của Đức Trinh Nữ Guadalupe một cách kỳ diệu được in trên vải.

Bức hình này hiện nay vẫn còn được trưng bày tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Guadalupe, một trong những điểm hành hương thu hút nhiều người nhất trên thế giới. Hình ảnh này cũng phổ biến trong văn hóa Mexico với tên gọi Nữ Vương MexicoNăm 1910, Giáo hoàng Pius VI công bố Ðức Mẹ Guadalupe là vị Thánh bảo hộ của châu Mỹ Latin và sau đó là của Philippines vào năm 1935. Năm 1999, Giáo hoàng John Paul II đã tuyên bố bà là Bổn mạng của toàn châu Mỹ, Nữ vương châu Mỹ Latin, và là người bảo vệ cho những hài nhi không được sinh ra.

Trong suốt lịch sử Mexico, hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe tượng trưng cho tinh thần thống nhất Quốc gia. Những lá cờ mang hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ giải phóng dân tộc. Người Mexico còn có câu: “Bạn chỉ thực sự được xem là người Mexico nếu bạn tin vào Đức Mẹ Guadalupe”.

Đức Mẹ Guadalupe

virgen_de_guadalupe1

Juan Diego

Juan-Diego.jpg

Ảnh Đức Mẹ Guadalupe đặt trong Vương cung Thánh đường Mexico

800px-Our_Lady_of_Guadalupe.JPG

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A9xico

https://en.wikipedia.org/wiki/Mexico

https://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_Mexico

https://en.wikipedia.org/wiki/Coat_of_arms_of_Mexico

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c_M%E1%BA%B9_Guadalupe

https://en.wikipedia.org/wiki/Opuntia

https://en.wikipedia.org/wiki/Northern_crested_caracara

https://en.wikipedia.org/wiki/Oak

https://en.wikipedia.org/wiki/Laurel_wreath

Brazil: Đêm sao ở Rio

Khái quát

Quốc kỳ Brazil (wallpaper)

brazylia.jpg

Quốc huy (trên) và con dấu Quốc gia Brazil (dưới)

395px-coat_of_arms_of_brazil-svg

brazil

Vị trí Brazil

541px-Brazil_(orthographic_projection).svg.png

Bản đồ Brazil

brazil_pol.jpg

Tên đầy đủ: República Federativa do Brasil (Cộng hòa Liên bang Brazil)

Khẩu hiệu: Ordem e Progresso (Trật tự và Tiến bộ)

Quốc ca: Hino Nacional Brasileiro (Quốc ca Brazil)

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Bồ Đào Nha

Thủ đô: Brasília; Thành phố lớn nhất: São Paulo

Diện tích: 8 514 877 km² (hạng 5)

Mật độ dân số: 22 người/km² (hạng 182)

Quốc khánh: 15/11/1889

Brazil (tiếng Bồ Đào Nha: Brasil) có quốc danh chính thức là Cộng hòa Liên bang Brazil (tiếng Bồ Đào Nha: República Federativa do Brasil), là Quốc gia lớn nhất (về diện tích lẫn dân số) tại Nam Mỹ, Mỹ Latin và cộng đồng nói tiếng Bồ Đào Nha. Brazil là Quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 200 triệu người. Là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất tại châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới.

Đất nước Brazil tiếp giáp với 11 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Nam Mỹ: Venezuela, Guyana, Suriname và Guyane thuộc Pháp phía bắc; Colombia phía tây bắc; Bolivia và Peru phía tây; Argentina và Paraguay phía tây nam; Uruguay phía nam. Phía đông Brazil là một đường bờ biển dài 7.491km tiếp giáp với Đại Tây Dương. Lãnh thổ Brazil còn bao gồm nhiều quần đảo như Fernando de Noronha, đảo san hô Rocas, Saint Peter và Paul Rocks, Trindade và Martim Vaz. Brazil tiếp giáp với tất cả các Quốc gia Nam Mỹ trừ Ecuador và Chile.

Brazil là thuộc địa của Đế quốc Bồ Đào Nha từ khi Pedro Álvares Cabral đặt chân đến đây năm 1500 cho đến năm 1815 khi nước này được nâng lên thành Vương quốc Liên hiệp Bồ Đào Nha, Brazil và Algarves. Liên kết thuộc địa tan vỡ năm 1808 khi thủ đô của Vương quốc Bồ Đào Nha được chuyển từ Lisbon sang Rio de Janeiro khi Napoléon xâm lược Bồ Đào Nha. Brazil giành được độc lập từ Bồ Đào Nha vào năm 1822. Đầu tiên là Đế quốc Brazil với vị vua đầu tiên là Pedro I, sau đó trở thành một nước Cộng hòa vào năm 1889 mặc dù nền lập pháp lưỡng viện, bây giờ là Quốc hội đã có từ năm 1824 khi bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua. Hiến pháp hiện nay xác định Brazil là một nước Cộng hòa Liên bang, được hình thành bởi liên hiệp của các quận liên bang, gồm 26 bang và 5564 khu tự quản.

Brazil hiện là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, được xem là cường quốc khu vực và cường quốc bậc trung. Là đầu tàu kinh tế của khu vực Nam Mỹ và vùng Mỹ Latin. Diện tích lớn, đông dân cư, kinh tế phát triển và nhân tố “quyền lực mềm” giúp Brazil trở thành một Quốc gia có tiếng nói trên trường quốc tế. Họ là thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc, G20, Liên minh Latin, Mercosur, Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ và là một trong bốn nước BRIC (cùng với Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).

Đa phần người Brazil ngày nay có tổ tiên là người châu Âu và nô lệ Tây Phi di cư đến thời nước này còn là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Những khu định cư lâu dài của Bồ Đào Nha đã bắt đầu xuất hiện tại Brazil sau năm 1532, mà sau này trở thành nền móng cho các thành phố lớn của Brazil. Cho tới tận khi giành độc lập năm 1822, Bồ Đào Nha vẫn là nước châu Âu duy nhất thực hiện thành công quá trình thực dân hóa tại Brazil và nền văn hóa Brazil chủ yếu là dựa trên văn hóa Bồ Đào Nha.

Trên thực tế thì khi quyền lực của Đế quốc Bồ Đào Nha đã suy yếu, các thuộc địa của họ thường trở thành mục tiêu tấn công của các Đế quốc lớn mạnh hơn. Người Hà Lan và Pháp đã tìm cách thực dân hóa Brazil trong thế kỷ 17, nhưng lại vấp phải rào cản là lực lượng Hải quân lớn mạnh của Anh (Anh Quốc và Tây Ban Nha là đồng minh lâu năm của Bồ Đào Nha). Khi người Bồ Đào Nha đến, ở Brazil có khoảng 3 – 5 triệu dân bản xứ, nhưng phần lớn đã bị tiêu diệt hay đồng hóa bởi dân châu Âu. Hiện nay Brazil chỉ còn khoảng 300.000 dân bản xứ phân bố tản mát trong vùng Amazon, chiếm chưa đến 1% dân số nước này. Họ cũng có một lượng lớn người da đen, vốn là con cháu của các nô lệ Tây Phi bị bắt đến đây trong suốt thời thuộc địa. Những người da đen này sau đó đã hợp chủng với người châu Âu da trắng, tạo nên một bộ phận dân cư lai đặc trưng tại Brazil.

Sau khi giành độc lập và sau khi chế độ nô lệ chấm dứt, chính phủ Brazil khuyến khích người châu Âu và châu Á đến định cư để thay cho nguồn nhân công nô lệ. Người Đức bắt đầu đến Brazil với số lượng lớn vào năm 1824, kế đến là người Ba Lan năm 1869. Tuy nhiên kể từ sau 1875 di dân mới đổ về Brazil ồ ạt, nhiều nhất là người Italy, Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trong giai đoạn 1870 – 1953, Brazil đã thu hút đến 5,5 triệu người nhập cư, trong đó cao nhất là người Italy (1.550.000 người), Bồ Đào Nha (1.470.000), Tây Ban Nha (650.000), Đức (210.000), Nhật Bản (190.000), Ba Lan (120.000) và các quốc tịch khác (650.000). Trên thực tế con số này còn kém xa thực tế bởi người vợ đi cùng lại không được tính vào. Brazil là nước có cộng đồng người Italy ở nước ngoài đông nhất (khoảng 25 triệu người). Họ cũng sở hữu lượng người nhập cư châu Á rất lớn, trong đó cộng đồng người Lebanon lên đến 8 triệu người. Người Nhật cũng là một cộng đồng lớn tại Brazil với khoảng 1,6 triệu người, cộng đồng dân Nhật Bản tại Brazil là cộng đồng người Nhật lớn nhất nằm bên ngoài nước Nhật.

Tên gọi Brazil

20664452_743822769122847_5677004344229910959_n

Nhiều khả năng từ “Brasil” là xuất phát từ tên gọi trong tiếng Bồ Đào Nha để chỉ loài Paubrasilia (một loài thực vật thuộc họ Cánh bướm, lớp Chi vang), một loài cây từng mọc rất nhiều trên bờ biển nước này. Từ Paubrasilia trong tiếng Bồ Đào Nha gồm có “Pau” là Cây, còn “Brasil” xuất phát từ chữ Latin “Brasa” nghĩa là “Cây củi cháy dở”, dựa trên ấn tượng ban đầu của người Bồ Đào Nha về loài thực vật này, “Gỗ nó đỏ như đang cháy dở ấy”, còn lại “Ia” là hậu tố Latin. Nên người Bồ Đào Nha quyết định gọi loài thực vật mới này theo ngôn ngữ nước mình là Paubrasilia, trong đó nếu đứng riêng thì tên của loài cây này là Brasil (trước đó dân châu Âu chưa từng trông thấy loài Paubrasilia).

Trong thời thuộc địa, loài Paubrasilia tại Brazil đã được khai thác và sản xuất như thành phẩm để tạo ra một loại thuốc nhuộm màu đỏ bã trầu, nó được đánh giá rất cao bởi ngành công nghiệp dệt may châu Âu và là sản phẩm khai thác thương mại sớm nhất tại Quốc gia này. Tuy nhiên do khai thác quá mức mà ngay từ cuối thế kỷ 16 lượng gỗ Paubrasilia tại bờ biển Brazil dần trở nên suy kiệt. Đến năm 1978 thì nó được công nhận là Quốc thụ của Brazil, hiện ở trong tình trạng bị đe dọa nguy cấp.

Sau Hiệp ước Tordesillas ký với Tây Ban Nha năm 1494 phân chia châu Mỹ, người Bồ Đào Nha gọi phần đất mình nhận được (Brazil) là “Vùng đất Thánh giá” (Terra da Santa Cruz), nhưng các thủy thủ và thương gia lại thường gọi nơi đây là Brasil, vì ngành công nghiệp khai thác loại gỗ này chiếm lĩnh phần lớn thị phần giao dịch thương mại của xứ sở. Cuối cùng thì tên gọi ban đầu bị lu mờ và người Bồ Đào Nha gọi hẳn nơi đây là Brasil. Ngoài ra theo ngôn ngữ Guarani – một dân tộc bản địa Brazil, thì họ gọi khu vực của mình là Pindorama, nghĩa là “Vùng đất của những cây cọ”.

Paubrasilia - Quốc thụ của Brazil

5075880351_286001fc35_b

Quốc kỳ Brazil

3FhmW1C.jpg

Quốc kỳ Brazil (tiếng Bồ Đào Nha: Bandeira do Brasil) gồm một đĩa hình thoi màu vàng trên nền xanh lá, chính giữa nó là một quả cầu màu xanh dương với 27 ngôi sao và một dải trắng cong ghi câu khẩu hiệu của Brazil – Ordem e Progresso (Trật tự và Tiến bộ). Thiết kế này chính thức được thông qua và trở thành lá cờ Quốc gia vào ngày 19/11/1889 thay thế cho cờ Đế quốc Brazil. Lá cờ được thiết kế bởi Raimundo Teixeira Mendes.

Thiết kế nền xanh lá và hình thoi màu vàng từ lá cờ Hoàng gia trước đây đã được giữ lại. Màu xanh lá tượng trưng cho Gia tộc Braganza của vua Pedro I – vị vua đầu tiên của Đế quốc Brazil, đồng thời tượng trưng cho rừng mưa Amazon. Màu vàng tượng trưng cho Gia tộc Habsburg (Gia tộc thống trị nước Áo đương thời) của Maria Leopoldina – Hoàng hậu của vua Pedro I, đồng thời tượng trưng cho những tia nắng trên mảnh đất nhiệt đới Brazil. Đĩa hình thoi là đại diện cho lãnh thổ Brazil rộng lớn trải rộng bốn phương… tượng trưng cho các điểm cực bắc, nam, đông, tây của đất nước.

Thiết kế hình thoi màu vàng được thu nhỏ lại và quả cầu màu xanh dương cùng 27 ngôi sao được làm mới để thay thế các biểu tượng cũ thời Đế quốc Brazil. Vị trí của các ngôi sao tượng trưng cho bầu trời đêm ở Rio de Janeiro đêm ngày 15/11/1889 (ngày độc lập), đồng thời tượng trưng cho nhà nước Liên bang và các Liên minh chính trị, 27 ngôi sao tượng trưng cho 26 bang và 1 quận Liên bang trung tâm (thủ đô Brasilia) – cũng tương tự như 50 bang của Mỹ và quận Columbia của thủ đô Washington.

Thiết kế

untitled2

1100px-Flag_of_Brazil_(dimensions).svg.png

Các ngôi sao trên Quốc kỳ Brazil mô tả bầu trời đêm ở Rio de Janeiro vào lúc 8h30 phút tối giờ địa phương ngày 15/11/1889, thời điểm chòm sao Southern Cross (Nam Thập tự) nằm chính xác trên đường kinh tuyến cắt ngang qua Rio và phần dài của Thánh giá nằm thẳng đứng từ bắc xuống nam, cũng có thông tin cho rằng thời gian chính xác là 8h37 phút.

Spica là ngôi sao duy nhất nằm trên dải trắng, tượng trưng cho một phần lãnh thổ brazil nằm ở Bắc bán cầu.

Sigma Octantis (ngôi sao nằm dưới cùng) là nhỏ nhất, nhưng tất cả các ngôi sao khác đều quay quanh nó, vị trí ổn định của nó trên bầu trời bán cầu Nam tương trưng cho sự ổn định của nhà nước Liên bang Brazil.

Chi tiết về các ngôi sao trên quốc kỳ Brazil

800px-Brazil_flag_stars.svg.png

Số 1: Sao Procyon thuộc chòm sao Canis Minoris (Tiểu Khuyển).

Số 2: Năm ngôi sao thuộc chòm Canis Major (Đại Khuyển), ngôi sao lớn nhất là Sirius.

Số 3: Sao Canopus thuộc chòm sao Carina (Thuyền Để).

Số 4: Sao Spica thuộc chòm sao Virgo (Xử Nữ).

Số 5: Hai ngôi sao thuộc chòm Hydra (Trường Xà), ngôi sao lớn hơn bên trái là Alphard.

Số 6: Chòm sao Crux hoặc Southern Cross (Nam Thập tự), có thể thấy 5 ngôi sao này trên quốc kỳ Australia.

Số 7: Sao Sigma Octantis thuộc chòm sao Octans (Nam Cực).

Số 8: Chòm sao Triangulum Australe (Nam Tam Giác).

Số 9: Tám ngôi sao thuộc chòm Scorpius (Bọ Cạp), ngôi sao lớn nhất là Antares.

Lịch sử

Trước khi độc lập (1500 – 1815)

Người Bồ Đào Nha lần đầu đến bờ biển Brazil năm 1500

Desembarque_de_Pedro_Álvares_Cabral_em_Porto_Seguro_em_1500_by_Oscar_Pereira_da_Silva_(1865–1939).jpg

Trước khi độc lập, lãnh thổ là Brazil ngày nay không bao giờ có lá cờ chính thức của mình, vì Đế quốc Bồ Đào Nha dùng cờ của Vương quốc Bồ Đào Nha áp dụng cho tất cả các thuộc địa của họ.

Năm 1692, một lá cờ với các sọc trắng và xanh lá được sử dụng bởi các tàu buôn của Bồ Đào Nha đến Brazil, đó là màu sắc Quốc gia của Bồ Đào Nha thời đó. Về sau, một lá cờ mới được dùng cho các tàu buôn Bồ Đào Nha đến Brazil, gồm một hỗn thiên nghi màu vàng trên nền trắng. Hỗn thiên nghi là dụng cụ đi biển quen thuộc của người Bồ Đào Nha, họ dùng nó để dấn thân vào những vùng biển chưa từng được biết đến. Đây cũng là biểu tượng của vua Manuel I (trị vì 1494 – 1521), tàu Bồ Đào Nha sử dụng hỗn thiên nghi rất rộng rãi, và cuối cùng nó trở thành một biểu tượng của Đế chế. Dù đây là biểu tượng của Bồ Đào Nha nhưng nó được dùng rộng rãi hơn ở Brazil – thuộc địa lớn nhất của Bồ Đào Nha.

Vương quốc Liên hiệp Bồ Đào Nha, Brazil và Algarves (1815 – 1822)

Năm 1815, các nhà nước Bồ Đào Nha, Brazil và Algarves (tỉnh cực nam Bồ Đào Nha) được thống nhất thành một nhà nước duy nhất. Một phần là do hoàng tộc Bồ Đào Nha chạy từ Lisbon sang Rio de Janeiro để tránh cuộc xâm lược của Napoléon.

Đế quốc Brazil (1822 – 1889)

Sau khi tuyên bố độc lập năm 1822 và sự lên ngôi của Pedro I (trị vì 1822 – 1831), cờ Đế quốc Brazil được hình thành. Lá cờ gồm hình Quốc huy của Đế chế trên một hình thoi màu vàng, tất cả trên nền xanh lá, có chút thay đổi năm 1870 thời vua Pedro II.

Cương thổ Đế quốc Brazil năm 1828

Brazilian_Empire_1828_(orthographic_projection).svg

Cờ đế quốc Brazil thời vua Pedro II (trị vì 1831 - 1889)

flag_of_empire_of_brazil_1870-1889-svg

Quốc huy Đế quốc Brazil

Coat_of_arms_of_the_Empire_of_Brazil.svg

Cờ Vương quốc Brazil (1815 - 1822), tiền thân độc lập của Đế quốc Brazil, hình thành khi
vị thế của Bồ Đào Nha lung lay dữ dội sau giai đoạn chiến tranh Napoléon. Quả cầu thiên thanh
trên Quốc kỳ Brazil lấy theo màu sắc lá cờ này

800px-Bandeira_Reino_Brasil_azul.svg

Thiết kế đề xuất năm 1889

Flag_of_Brazil_15-19_Novemberk

Cộng hòa Liên bang (1889 – nay)

Sau khi chuyển sang thể chế Cộng hòa năm 1889, luật sư Ruy Barbosa đề xuất một thiết kế lấy cảm hứng từ cờ Hoa Kỳ, nhưng nhanh chóng bị phớt lờ do lo ngại rằng nó trông quá giống cờ Mỹ.

Nhiều người cho rằng cờ mới của nước Cộng hòa nên giống với cờ Hoàng gia cũ, nhằm nhấn mạnh tính liên tục cùng sự đoàn kết của Quốc gia. Lá cờ mới được trình bày bởi Raimundo Teixeira Mendes trong một dự án với thiết kế gần giống cờ Đế chế Brazil và chính thức được thông qua ngày 19/11/1889. Ngày 12/5/1992, thiết kế Quốc kỳ được hoàn thiện như ngày nay.

Ngày nay

Brazil là một nước lớn, đông dân, kinh tế phát triển và vị thế ngày càng tăng, điều đó khiến Quốc kỳ Brazil có tầm ảnh hưởng nhất định trên thế giới và là hình ảnh quen thuộc với fan bóng đá. Brazil là đội tuyển duy nhất tham dự đầy đủ tất cả các kỳ World cup và giữ kỷ lục 5 lần vô địch (1958, 1962, 1970, 1994 và 2002).

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Brasil

https://en.wikipedia.org/wiki/Brazil

https://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_Brazil

https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_ch%C3%B2m_sao_theo_di%E1%BB%87n_t%C3%ADch

https://en.wikipedia.org/wiki/Paubrasilia