( دولة قطر ) Qatar: Con tàu trên vịnh Ba Tư

Khái quát

Quốc kỳ Qatar

qatar-flag-wallpaper-2

Quốc huy Qatar

Emblem_of_Qatar.svg.png

Vị trí Qatar

600px-QAT_orthographic.svg.png

Bản đồ Qatar

large-political-and-administrative-map-of-qatar-with-roads-cities-and-airports.jpg

Tên đầy đủ: دولة قطر  (Dawlat Qatar – Nhà nước Qatar), không có khẩu hiệu

Quốc ca: السلام الأميري (As Salam al Amiri)

Thủ đô và thành phố lớn nhất: Doha

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Arab

Diện tích: 11 586 km2  (hạng 164)

Mật độ dân số: 176 người/km2  (hạng 76)

Quốc khánh: 18/12/1878

Qatar (قطر) có quốc danh chính thức là Nhà nước Qatar (دولة قطر)… là một Quốc gia thuộc thế giới Arab, Tây Á, Trung Đông và nằm trên bán đảo Arab. Qatar chiếm toàn bộ bán đảo Qatar là một bán đảo nhỏ nhô ra từ bờ biển đông bắc. Qatar giáp Saudi Arabia phía nam, phần còn lại được bao quanh bởi vịnh Ba Tư, đường bờ biển phía tây bắc rất gần với Quốc đảo Bahrain. Gần như toàn bộ lãnh thổ Qatar là sa mạc và tôn giáo chính của phần lớn cư dân là đạo Hồi. Cụ thể, Hồi giáo chiếm 67,7% tổng dân số Qatar, kế đến là Thiên Chúa giáo (13,8%), Ấn giáo (13,8%), Phật giáo (3,1%), tôn giáo khác (0,7%) và không xác định (0,9%).

Tên gọi Qatar

Gaius Plinius Secundus (23 – 79), còn gọi là Pliny the Elder là một nhà văn La Mã đã ghi chép về các vùng đất nằm ven vịnh Ba Tư khi ông có dịp đến Đế chế Parthia (Ba Tư). Pliny gọi vùng đất là Qatar ngày nay với cái tên Catharrei, bắt nguồn từ tên một khu định cư nhỏ ven biển. Một thế kỷ sau, các sách vở La Mã xuất bản tập bản đồ đầu tiên và gọi bán đảo này là Catara, từ này cũng gọi theo tên một thị trấn nằm ven biển miền đông là Cadara. Từ khi đạo Hồi xuất hiện, người Arab gọi vùng này là Qatar trong khi các nước châu Âu vẫn gọi là Catara. Sau khi Đế quốc Ottoman thua trận trong thế chiến thứ nhất và Anh Quốc tiếp quản, cái tên Arab Qatar trở thành tên gọi chính thức.

Khái quát lịch sử

Vùng bờ biển Qatar đã là một trung tâm nuôi ngựa và điểm dừng chân của thương thuyền trên vịnh Ba Tư từ trước khi đạo Hồi xuất hiện. Năm 628 Muhammad gửi một đoàn sứ bộ yêu cầu những người thống trị miền đông bán đảo Arab cải sang Hồi giáo, biết không thể chống lại Muhammad nên họ cải sang đạo Hồi, toàn bộ miền đông bán đảo Arab và miền nam Iraq về tay Muhammad mà không tốn một giọt máu.

Trong thời kỳ Hồi giáo, bán đảo Qatar hưởng lợi nhờ có nhiều ngọc trai và vị trí quan trọng trên vịnh Ba Tư. Doha trở thành một trung tâm thương mại quan trọng trong hành trình giao thương với phương đông. Năm 1515 vua Manuel I của Đế quốc Bồ Đào Nha phê chuẩn cho phép Bồ Đào Nha tấn công bán đảo Musandam (Oman ngày nay) nhằm “nhốt” Hải quân Arab trong vịnh Ba Tư. Trong tình hình đó các Vương quốc trên bán đảo Arab phải chịu nhún nhường trước Ottoman để trông chờ họ bảo vệ chống lại sự xâm lược của phương tây, vì Ottoman lớn mạnh hơn hẳn các nước Hồi giáo Sunni khác.

Vào cuối thời kỳ Ottoman, Qatar ủng hộ dòng họ Saud chống lại dòng họ Rashid trong chiến tranh thống nhất các bộ lạc sa mạc của dòng họ Saud. Qatar cũng ủng hộ Đế quốc Anh chống lại Ottoman, điều tương tự cũng diễn ra ở Kuwait khi họ ủng hộ Đế quốc Anh và dòng họ Saud chống lại Ottoman, vùng Iraq và dòng họ Rashid. Hệ quả là Anh và Saudi Arabia tách Kuwait thành một nước riêng tuy rằng đây là vùng thuộc Iraq trước đó. Vào thời gian đầu quản lý bởi đế quốc Anh các Quốc gia United Arab Emirates, Qatar và Bahrain ngày nay là một quốc gia chung với tên gọi United Arab Emirates (Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất). Nhưng về sau Qatar và Bahrain tách ra vì không có biên giới chung với phần còn lại.

Lượng dầu mỏ khổng lồ tìm thấy trên vịnh Ba Tư năm 1939 đã làm thay đổi hoàn toàn vùng sa mạc khô cằn, các nước lớn đều cảm thấy ghen tị với Anh vì họ được quản lý mỏ dầu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên vị thế của Anh trong khu vực và trên thế giới suy giảm nhanh chóng khi Ấn Độ độc lập năm 1947, điều này khiến Anh nỗ lực rót vốn đầu tư vào các mỏ dầu trên vịnh Ba Tư và phát triển cơ sở hạ tầng trên đất liền. Đây là bước đệm nền móng cho sự phồn vinh của các nước Qatar, United Arab Emirates, Bahrain và Kuwait sau này. Các thuộc địa hoặc vùng quản lý của Anh thường có mức sống cao hơn thuộc địa của các nước khác dù cho những nơi đó diện tích nhỏ bé (Hongkong, Singapore, Qatar, Kuwait, Bahrain). Trường hợp Venezuela hay một số nước Tây Phi cho thấy một Quốc gia sống trên mỏ dầu chưa chắc đã giàu có và thành công. Anh chấm dứt bảo hộ và Qatar tuyên bố độc lập ngày 3/9/1971, tuy nhiên ngày Quốc khánh Qatar không phải là 3/9 mà là 18/12 – là ngày Jassim bin Mohammed al Thani thay cha là Mohammed bin Thani cai trị bán đảo Qatar, đây là người đã thống nhất các bộ lạc địa phương và chống lại các thế lực bên ngoài, làm gia tăng quyền tự chủ của Qatar. Ngày Quốc khánh Qatar năm 2022 sẽ là ngày tổ chức trận chung kết World cup 2022.

Biểu tượng ngày Quốc khánh Qatar

the_qatari_national_day_logo

Quốc kỳ Qatar

997c8f7439660ea40219911f52639830.jpg

Quốc kỳ Qatar (tiếng Arab: علم قطر – al Adaam) gồm một dải trắng bên trái (tỉ lệ 11:28) và dải màu nâu sẫm ở phần còn lại, phần phân chia giữa dải trắng và dải nâu là hình răng cưa với 9 điểm nhọn trắng và 10 điểm nhọn nâu. Lá cờ này trông gần giống Quốc kỳ nước láng giềng Bahrain; nhưng cờ Bahrain khác tỉ lệ, ít điểm nhọn hơn và thay màu nâu sẫm bằng màu đỏ.

Quốc kỳ Qatar được thông qua ngày 9/7/1971, 2 tháng trước khi tuyên bố độc lập ngày 3/9. Đây là Quốc kỳ duy nhất trên thế giới mà độ dài chiều rộng dài ơn độ dài gấp đôi của chiều dài.

Tỉ lệ và màu sắc chính xác của Quốc kỳ Qatar, chiều rộng gấp 3 lần chiều dài, dải
trắng và dải nâu là 11:28

flag_of_qatar-svg

Cờ nước láng giềng Bahrain

1280px-flag_of_bahrain-svg

Lịch sử

Trong lịch sử các hiệu kỳ ở vùng đông bán đảo Arab thường có màu chủ đạo là đỏ, vì đỏ là màu sắc phổ biến trên hiệu kỳ màu trơn của các bộ lạc trong khu vực. Vào đầu thế kỷ XX Đế quốc Ottoman tiến hành cải cách Tanzimat với mục tiêu đưa Ottoman tiến lên sánh ngang với phương tây, sự kiện này đã cho ra đời lá cờ trăng lưỡi liềm của Ottoman và sau này là Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều Quốc gia Hồi giáo khác cũng chọn trăng lưỡi liềm và ngôi sao 5 cánh làm biểu tượng của nước mình. Tuy nhiên từ đầu thế kỷ XX các Vương quốc trên bán đảo Arab đã cùng với Đế quốc Anh và dòng họ Saud của Saudi Arabia chống lại Ottoman, nên không Quốc gia nào trên bán đảo Arab ngày nay dùng biểu tượng trăng lưỡi liềm.

Theo cải cách Tanzimat, tất cả các Vương quốc trực thuộc hoặc phụ thuộc Ottoman đều phải có Quốc kỳ riêng hình chữ nhật, và ở Qatar ra đời lá cờ có thêm dải răng cưa trắng bên trái nền đỏ truyền thống. Sau khi lên ngôi Mohammed bin Thani (trị vì 1847 – 1876) đã thay màu đỏ bằng màu nâu sẫm. Năm 1932 lá cờ này có thêm 10 hình thoi xếp dọc bên dải trắng và chữ thư pháp Hồi giáo “Qatar” phía trên dải nâu. Lá cờ được thiết kế lại vào năm 1949 với việc bỏ chữ thư pháp và các hình thoi. Quốc kỳ hoàn chỉnh như ngày nay ra đời ngày 9/7/1971 với thiết kế gần giống lá cờ năm 1949.

Dải răng cưa

10 điểm nhọn trắng trên Quốc kỳ Qatar đầu tiên tượng trưng cho 10 bộ lạc lớn đã liên minh thành Vương quốc Qatar. Ngày nay 9 điểm nhọn tượng trưng cho 9 Tiểu Vương quốc đã giành được độc lập từ Ottoman và chiến đấu chống lại sự bảo hộ của Anh, đó là 7 Tiểu Vương quốc của United Arab Emirates cùng với Qatar và Bahrain.

Màu nâu sẫm

Màu nâu sẫm, nâu hạt dẻ hoặc “nâu Qatar” được chọn để thay thế màu đỏ truyền thống nhằm tượng trưng cho ngành công nghiệp thuốc nhuộm của người Kassites ở Lưỡng Hà thời cổ đại. Khi đó đảo Al Khor thuộc đông bắc Qatar ngày nay là một trung tâm sản xuất thuốc nhuộm với màu phổ biến nhất là tím hoặc nâu sẫm. Trong thời kỳ Đế quốc Sasanian (224 – 651) tơ lụa từ Trung Hoa đến qua đường biển thường được nhuộm màu ở Qatar trước khi về đến Baghdad. Giữa thế kỷ XIX Mohammed bin Thani thay màu đỏ bằng màu nâu sẫm, nhằm thống nhất Quốc gia và làm nổi bật vai trò lịch sử của Qatar.

Năm 1932 Hải quân Anh cảm thấy loại vải có màu giống với Qatar quá khó tìm trong khi vải màu đỏ có thể thấy ở khắp nơi, nên họ đề nghị Qatar thay màu nâu sẫm thành màu đỏ giống với nước láng giềng Bahrain nhưng phía Qatar từ chối. Giống với phần lớn các nước Hồi giáo khác, màu trắng trên cờ Qatar tượng trưng cho sự thanh khiết, hòa bình và đức tin Hồi giáo.

Lá cờ đầu tiên dùng trong giai đoạn 1916 - 1936, ra đời theo yêu cầu của Ottoman

600px-flag_of_qatar_1916-1936-svg

1936 - 1949

750px-flag_of_qatar_1936-1949-svg

1949 - 1971

810px-Flag_of_Qatar_(1949).svg.png

Ngày nay

flag_of_qatar-svg

Quốc huy Qatar

emblem_of_qatar-svg

Quốc huy Qatar ra đời năm 1976, gồm hai thanh kiếm cong đặt chéo phía trong một vòng tròn màu vàng, phía trên thanh kiếm là một con tàu Dhow (thuyền buồm Arab) chèo trên ngọn sóng màu trắng xanh bên cạnh hòn đảo và hai cây cọ. Vòng tròn bên ngoài gồm nửa phía trên là màu trắng với dòng chữ “Nhà nước Qatar” tiếng Arab màu đen, nửa phía dưới là màu nâu sẫm với dòng chữ tiếng Anh “States of Qatar”.

Các biểu tượng trong quốc huy Qatar là đặc trưng của một số nước Trung Đông: Hai thanh kiếm cong đặt chéo tượng trưng cho sức mạnh quân sự và đức tin Hồi giáo cũng có trên Quốc huy Saudi Arabia và Oman. Dòng chữ tiếng Arab cùng font và cùng màu với dòng chữ trên Quốc huy nước láng giềng United Arab Emirates. Tàu Dhow là một loại tàu đặc trưng của vùng vịnh Ba Tư và biểu tượng này cũng có trên quốc huy Kuwait. Cây cọ tượng trưng cho ốc đảo sa mạc và sự vươn lên, trường tồn cũng có trên Quốc huy Saudi Arabia. Màu sắc vòng tròn bên ngoài giống với màu Quốc kỳ Qatar.

Dhow - loại thuyền buồm đặc trưng của vùng vịnh Ba Tư

maxresdefault (2)

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_k%E1%BB%B3_Qatar

https://en.wikipedia.org/wiki/Dhow

https://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_Qatar

https://en.wikipedia.org/wiki/Emblem_of_Qatar

https://en.wikipedia.org/wiki/Mohammed_bin_Thani

https://en.wikipedia.org/wiki/Persian_Gulf

https://en.wikipedia.org/wiki/Kassites

https://en.wikipedia.org/wiki/Qatar_National_Day

https://en.wikipedia.org/wiki/Pliny_the_Elder

https://en.wikipedia.org/wiki/Al_Khor_Island