( ‏ليبيا ) Libya: Đêm mùa xuân

Khái quát

Quốc kỳ Libya (wallpaper)

447948.jpg

Quốc huy Libya

the_emblem_on_the_passport_of_libya-svg

Vị trí của Libya

Libya_(Libya_centered;_orthographic_projection).svg.png

Bản đồ Libya

political-map-of-Libya.gif

Tên đầy đủ: دولة ليبيا (Cộng hòa Libya)

Khẩu hiệu: الحرية والعدالة والديمقراطية (Tự do, Công bằng, Dân chủ)

Quốc ca: ليبيا ليبيا ليبيا 

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Arab

Thủ đô và thành phố lớn nhất: Tripoli; thành phố lớn thứ 2: Benghazi

Diện tích: 1 759 540 (hạng 17)

Mật độ dân số: 3,6 người/km² (hạng 218)

Quốc khánh: 10/2/1947 (ngày độc lập từ Italy), 23/10/2011 (ngày chấm dứt nội chiến)

Libya (tiếng Arab: ‏ليبيا  Lībiyā) là một Quốc gia tại Bắc Phi và thuộc thế giới Arab. Libya giáp Địa Trung Hải phía bắc, Ai Cập phía đông, Sudan phía đông nam, Tchad và Niger phía nam, Algeria và Tunisia phía tây. Với diện tích 1 759 540 km², Libya là nước lớn thứ tư châu Phi (sau Algeria, Sudan và Cộng hòa dân chủ Congo) và lớn thứ 17 trên thế giới. Thủ đô Libya là Tripoli và thành phố lớn thứ hai là Benghazi. Libya là một trong những nước thưa dân và khô hạn nhất thế giới. Ba khu vực truyền thống của Libya là Tripolitania, Fezzan và Cyrenaica.

Cái tên Libya bắt nguồn từ chữ Lebu trong tiếng Ai Cập cổ đại, để chỉ những người Berber sống ở phía tây sông Nile và được đưa vào tiếng Hy Lạp cổ đại để trở thành cái tên Libya. Vào thời Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ Libya (còn viết là Lybia) có nghĩa rộng hơn, bao gồm toàn bộ khu vực Bắc Phi trừ Ai Cập, đôi lúc còn bao gồm toàn bộ lục địa châu Phi.

Với trữ lượng dầu mỏ đã được kiểm chứng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới (đứng thứ 6), Libya thời Gaddafi có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất Bắc Phi, và là một trong những nước có GDP cao ở châu Phi. Libya có tổng diện tích gần 1,8 triệu km² và gần như không có sông hồ lớn. Trên 90% diện tích là sa mạc, là nước có diện tích sa mạc so với diện tích đất nước lớn nhất. Diện tích lớn, giàu tài nguyên nhưng dân số chỉ có 6,5 triệu người nên tiềm năng của Libya là rất lớn. Vào thời Gaddafi, so với các nước láng giềng Libya có mức sống cao và mức nghèo tương đối thấp. Tuy nhiên trong 42 năm cầm quyền, chính quyền Gaddafi bị truyền thông phương tây cáo buộc là độc tài và không khác gì phong kiến trá hình (cai trị đất nước suốt 42 năm), Gaddafi được cho là đã biển thủ tiền thuế và các nguồn tài trợ cả trong nước lẫn nước ngoài nhằm thu lợi bất chính cho gia đình và bộ tộc của mình. Và tuy có mức sống cao nhưng chênh lệch giàu nghèo lớn cùng với tỉ lệ thất nghiệp được ước tính là 30% hoặc hơn. Chính quyền Gaddafi cũng bị cáo buộc bưng bít thông tin về đất nước mình, cụ thể là các cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Ngày 1/9/1969, một nhóm sĩ quan quân đội dưới sự chỉ huy của Muammar Abu Minyar al-Gaddafi khi đó mới 28 tuổi tiến hành đảo chính và lật đổ vua Idris, xóa bỏ chế độ quân chủ và đổi tên nước thành Libyan Arab Jamahiriya, quốc kỳ mới thuộc diện đơn giản nhất thế giới – chỉ một màu xanh lá. Gaddafi ca ngợi một cách mỹ miều là “Người Lãnh tụ anh cả và Người hướng dẫn, soi đường Cách mạng”.

Nội chiến Libya

Nội chiến Libya (الحرب الأهلية الليبية) là một phần của phong trào mùa xuân Arab (الربيع العربي), diễn ra từ 15/2/2011 đến 23/10/2011 giữa Hội đồng chuyển tiếp Quốc gia Libya (đồng minh là khối NATO) và Đại Dân quốc Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Arab Libya (Libyan Arab Jamahiriya). Nội chiến bắt nguồn từ các cuộc biểu tình chống chính phủ ở thành phố miền đông Benghazi ngày 15/2/2011, có liên quan mật thiết đến các sự kiện tương tự trước đó ở Tunisia, Algeria và Ai Cập. Về sau phong trào này còn lan sang nhiều nước khác thuộc thế giới Arab và được gọi chung là “Mùa xuân Arab”.

Mùa xuân Arab bắt nguồn từ Tunisia sau hành động bất kính của một nữ cảnh sát với một người đánh giày, nó mang lại sự chuyển đổi chính trị rất nhẹ nhàng ở Tunisia nhưng lại biến Libya, Syria thành một mớ hỗn độn (vì Tunisia diện tích nhỏ, ít dân và tình hình chính trị ko phức tạp). Cuộc nội chiến kết thúc trên lý thuyết ngày 23/10/2011 khi Gaddafi bị bắt và hành quyết ngoài vòng pháp luật, nhưng trên thực tế nó vẫn tiếp tục cho đến nay với nhiều phe phái kiểm soát các vùng đất khác nhau, nhưng không phe nào tỏ ra đủ năng lực để lãnh đạo đất nước. Libya lâm vào tình trạng vô chính phủ và đường bờ biển dài của họ giáp với Địa Trung Hải trở thành nơi xuất phát chính của người nhập cư từ châu Phi và Trung Đông tràn vào châu Âu. Thế nên Libya được xem là “Somalia mới” bởi tình trạng vô chính phủ và đường bờ biển khó kiểm soát. Các chính phủ non trẻ thường tỏ ra bế tắc trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế cũng như việc kết thúc chiến tranh, nên ngày nay Libya giống một “vùng lãnh thổ” hơn là một Quốc gia.

Quốc kỳ Libya

World_Libya_Libya_Flag_war_028786_.jpg

Quốc kỳ Libya gồm ba dải nằm ngang màu đỏ – đen – xanh lá (dải đen lớn bằng hai dải kia cộng lại) và hình trăng lưỡi liềm cùng ngôi sao năm cánh chính giữa dải đen. Tỉ lệ trăng lưỡi liềm và ngôi sao hơi khác với quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ (ngôi sao to hơn).

Quốc kỳ Libya như ngày nay ra đời ngày 7/10/1951 sau sự thành lập của Vương quốc Libya. Nó được thiết kế bởi Omar Faiek Shennib và được chấp thuận bởi vua Idris al-Senussi. Lá cờ bị bãi bỏ năm 1969 sau cuộc Cách mạng của Gaddafi. Năm 2011 nó được sử dụng trở lại trong các cuộc biểu tình, tuần hành và các cuộc chiến của Hội đồng chuyển tiếp Quốc gia Libya và các lực lượng chống Gaddafi, như một cách để nhấn mạnh sự liên tục so với nhà nước trước đây và tính chính nghĩa của cuộc chiến. Hiến pháp lâm thời Libya ngày 3/8/2011 đã chính thức khôi phục lá cờ này, nhưng trước đó lá cờ đỏ – đen – xanh lá đã được dùng rộng rãi trong các cuộc biểu tình ở Benghazi và là một hình ảnh nổi bật trên đường phố.

Thiết kế

745px-libya_flag_constitutional_construction-svg

Lịch sử

Cái tên Libya lần đầu được sử dụng để chỉ vùng đất này bởi người Italy vào năm 1934 khi Libya là thuộc địa của Italy. Trước năm 1911 đế chế Ottoman chia lãnh thổ Libya thành ba tỉnh gần tương đương với ba vùng truyền thống ngày nay. Theo đó ba màu sắc trên Quốc kỳ Libya tượng trưng cho ba vùng truyền thống và cũng là ba tỉnh của nước này thời Ottoman là Tripolitania, Cyrenaica và Fezzan (đỏ là Fezzan, đen là Cyrenaica và xanh lá là Tripolitania).

Các vùng truyền thống của Libya

Map_of_traditional_provinces_of_Libye-en.svg.png

Tỉnh Tripolitania (1551-1911)

Tỉnh Tripolitania, còn gọi là Ottoman Tripolitania là một chư hầu của đế quốc Ottoman, lãnh thổ bao gồm toàn bộ bờ biển Libya ngày nay và kinh đô đặt ở Tripoli. Giống với Nhiếp chính Algiers (quốc kỳ Algeria), tỉnh Tripolitania cũng bảo trợ hải tặc cướp phá tàu thuyền các nước châu Âu, nên những vùng này được gọi chung là “bờ biển Barbary”. Cờ tỉnh Tripolitania gồm ba hình trăng lưỡi liềm trắng trên nền xanh lá.

Nhìn vào bản đồ Libya ngày nay, dễ nhận thấy đường bờ biển rất bằng phẳng, ít đảo và bến cảng tự nhiên nên dễ bị bên ngoài xâm nhập. Thế nên cướp biển ở tỉnh Tripolitania không thành công như Nhiếp chính Algiers. Tỉnh Tripolitania chấm dứt tồn tại khi Vương quốc Italy đánh bại một Ottoman suy yếu năm 1911 và chiếm vùng này. Với các cường quốc khác thì thắng lợi này có vẻ bình thường nhưng đây có thể xem là “Chiến thắng hiển hách” nhất của Hải quân Italy trong nửa đầu thế kỷ 20, và cũng gần như là chiến thắng duy nhất.

Cộng hòa Tripolitania (1918-1923)

Người Italy thành lập Cộng hòa Tripolitania như một kết quả của việc Ottoman thua trận trong thế chiến thứ nhất. Lá cờ gồm cây cọ màu xanh lá và ngôi sao trắng trên nền xanh da trời.

Thuộc địa của Italy (1934-1943) và quân Đồng minh chiếm đóng (1942-1951)

Thời thuộc địa của Italy Libya không có quốc kỳ vì Italy áp dụng cờ Vương quốc Italy cho tất cả các thuộc địa của mình. Điều tương tự cũng xảy ra với các vùng quản lý của Anh sau thế chiến thứ hai (dùng cờ Vương quốc Anh).

Lãnh thổ Fezzan Ghadames (1943-1951)

Sau khi Italy đầu hàng năm 1943 Pháp là nước kiểm soát lãnh thổ miền nam không giáp biển Fezzan, gọi là Fezzan Ghadames. Cờ Fezzan gồm hình trăng lưỡi liềm trắng trên nền đỏ, trông rất giống cờ Thổ Nhĩ Kỳ.

Cờ vùng Fezzan

flag_of_fezzan-ghadames-svg

Tiểu vương quốc Cyrenaica (1949-1951)

Sau thế chiến thứ hai Pháp là nước chiếm đóng vùng Fezzan, Anh chiếm vùng Tripolitania còn Cyrenaica chịu sự quản lý chung của Anh và Pháp. Đến năm 1949 Anh và Pháp chấm dứt bảo hộ và Tiểu vương quốc Cyrenaica (Cyrenaica Emirate) ra đời với thủ đô ở Benghazi. Cờ Cyrenaica gồm hình trăng lưỡi liềm trắng trên nền đen.

Khi Anh và Pháp chấm dứt bảo hộ hai vùng phía tây và Vương quốc Libya ra đời năm 1951. Vua Idris sử dụng lá cờ Vương quốc là sự kết hợp dải đen và trăng lưỡi liềm trắng của Cyrenaica ở giữa, dải đỏ của Fezzan ở trên và dải xanh lá tượng trưng cho tỉnh Tripolitania thời Ottoman ở dưới. Quốc kỳ Libya như ngày nay ra đời.

Cờ Tiểu vương quốc Cyrenaica

emirate-of-cyrenacia-2400x1350-wallpaper

Cộng hòa Arab Libya (1969-1972)

Sau cuộc đảo chính của Gaddafi năm 1969, lá cờ mới mang màu sắc của Cách mạng Ai Cập năm 1952 ra đời với ba dải nằm ngang màu đỏ, trắng và đen – giống cờ Yemen ngày nay. Kiểu thiết kế này vẫn được sử dụng bởi nhiều quốc gia Trung Đông như Ai Cập, Syria, Iraq, Yemen và Sudan.

Liên đoàn các nước Cộng hòa Arab (1972-1977)

Năm 1972 ba nước Ai Cập, Syria và Libya gộp lại thành Liên đoàn các nước Cộng hòa Arab (اتحاد الجمهوريات العربية). Lá cờ của Liên đoàn gồm ba dải đỏ – trắng – đen nằm ngang và “Chim ưng của bộ lạc Quraysh” ở giữa. Bộ lạc Quraysh được nói đến trong Kinh Qur’an là bộ lạc tôn thờ ảnh tượng và đa thần giáo ở Mecca trước khi đạo Hồi ra đời.

Quốc huy và vị trí Liên đoàn các nước Cộng hòa Arab

440px-Coat_of_arms_of_the_Federation_of_Arab_Republics.svg.png

600px-Federation_of_Arab_Republics_(orthographic_projection).svg.png

Libyan Arab Jamahiriya (1977-2011)

Quốc kỳ Đại dân quốc nhân dân xã hội chủ nghĩa Arab Libya ra đời ngày 11/11/1977 với toàn một màu xanh lá, là quốc kỳ duy nhất trên thế giới chỉ có một màu và không có thêm biểu tượng nào khác. Nó là thiết kế ưa thích của Gaddafi sau khi ông công bố Sách xanh và tượng trưng cho triết lý chính trị của ông. Rằng màu xanh lá tượng trưng cho đạo Hồi, là màu lá cờ trơn của nhà Fatimid thuộc Bắc Phi thời Trung cổ và màu cờ của tỉnh Tripolitania thời Ottoman.

Quốc kỳ Malawi - quốc gia ở miền nam châu Phi từ 2010-2012 trông gần giống cờ Libya,
thay hình mặt trăng bằng mặt trời

flag_of_malawi_2010-2012-svg

 

https://en.wikipedia.org/wiki/Libya

https://en.wikipedia.org/wiki/Coat_of_arms_of_Libya

https://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_Libya

https://en.wikipedia.org/wiki/Cyrenaica

https://en.wikipedia.org/wiki/Fezzan

https://en.wikipedia.org/wiki/Tripolitania

https://en.wikipedia.org/wiki/Federation_of_Arab_Republics

https://en.wikipedia.org/wiki/Quraysh

https://en.wikipedia.org/wiki/Libyan_Civil_War_(2011)

https://en.wikipedia.org/wiki/Arab_Spring

https://vi.wikipedia.org/wiki/Libya

https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%99i_chi%E1%BA%BFn_Libya

( الجزائر ) Algeria: Hải tặc Barbary

Khái quát

Quốc kỳ Algeria (wallpaper)

algeria_grunge_flag_psd_by_elhadibrahimi_meitu_1

Quốc huy Algeria

seal_of_algeria-svg

Vị trí Algeria

550px-Algeria_(orthographic_projection).svg.png

Bản đồ Algeria

political-map-of-Algeria.gif

Tên đầy đủ: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria

Khẩu hiệu: من الشعب و للشعب (từ nhân dân và vì nhân dân)

Quốc ca: Kassaman (Qasaman Bin-Nazilat Il-Mahiqat)

Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arab

Thủ đô và thành phố lớn nhất: Alger; thành phố lớn thứ 2: Oran

Diện tích: 2 381 741 km² (hạng 10)

Mật độ dân số: 15,9 người/km² (hạng 208)

Quốc khánh: 5/7/1962

Algeria (tiếng Arab: الجزائر; tiếng Pháp: Algérie; tiếng Berber: Tamazight). Tên chính thức là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Algeria, là một Quốc gia tại Bắc Phi và là nước lớn nhất trên lục địa châu Phi. Nước này giáp Địa Trung Hải hướng bắc và có chung biên giới với Tunisia phía đông bắc, Libya phía đông, Niger phía đông nam, Mali và Mauritania phía tây nam, Morocco và một vài km lãnh thổ phụ thuộc Sahrawi phía tây. Theo hiến pháp, Algeria được xác định là một quốc gia Hồi giáo, Arab, Berber (Bắc Phi) và Maghreb (từ để chỉ các nước Algeria, Morocco, Libya và Tunisia). Tên gọi Algeria xuất phát từ tên thành phố thủ đô Alger và chính thức tên là al-jazā’ir trong tiếng Arab, có nghĩa là “hòn đảo”, ý chỉ bốn hòn đảo nằm ngoài khơi thành phố này trước khi chúng trở thành một phần lục địa năm 1525. Nhưng có lẽ chính xác nhất từ Alger xuất phát từ Ziriya Bani Mazghana (được các nhà địa lý thời trung cổ như al Idrisi và Yaqut al Hamawi sử dụng) để chỉ người sáng lập ra nó là vua Ziri Amazigh (thành phố của Ziri Amazigh), người thành lập thành phố Alger thời trung cổ. Tuy nhiên để giấu nguồn gốc Amazigh của tên nước Algeria đi ngược lại với chính sách quốc gia coi trọng Hồi giáo và dân tộc Arab của chính phủ Algeria, nguồn gốc Amazigh của tên gọi Algeria không được công nhận (vì tên gọi này có từ trước khi đạo Hồi xuất hiện, và lúc đó vùng này thuộc quyền kiểm soát của người theo đạo Thiên Chúa).

Diện tích Algeria khá lớn, đứng thứ 10 thế giới nhưng đa phần là sa mạc khô cằn. Nơi thuận tiện cho canh tác chỉ có vùng ven biển phía bắc dưới chân dãy Atlas, đó là những đồng bằng nhỏ hẹp không liên tục với những con sông ngắn đổ ra biển và thường xuyên bị chia cắt. Đa phần đường bờ biển là những ngọn đồi núi ăn sát biển và có rất ít bến cảng tốt. Cảng tốt chỉ có Alger và Oran. Phía nam dãy Atlas là những hồ nước mặn và cao nguyên nằm rải rác. Phần còn lại phía nam là sa mạc rộng lớn chiếm 80% diện tích, nơi rất có tiềm năng về dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản. Vùng ven biển nhờ dãy Atlas chắn gió và bão cát nên khí hậu khá giống miền nam châu Âu, đa phần cư dân cũng tập trung tại đây, phần còn lại rất nóng và khô cằn.

Quốc kỳ Algeria

Drapeau-algerie (1).jpg

Quốc kỳ Algeria (tiếng Arab: علم الجزائر; tiếng Berber: Acenyal n Dzayer) gồm hai dải bằng nhau xếp dọc màu xanh lá bên trái, trắng bên phải và hình ngôi sao cùng trăng lưỡi liềm màu đỏ ở trung tâm. Lá cờ chính thức được thông qua ngày 3/7/1962 với thiết kế gần giống quốc kỳ của Chính phủ Algeria lưu vong (1958-1962). Chỉ khác ở chỗ trăng lưỡi liềm và ngôi sao to hơn, hai dải bằng nhau thay vì dải xanh chỉ chiếm 1/3 bên trái.

Quốc kỳ Chính phủ lâm thời Cộng hòa Algeria (1958-1962)

variant_flag_of_the_gpra_1962-svg

Các nước Maghreb, Maghreb là từ để chỉ các nước Bắc Phi trừ Ai Cập

550px-maghreb_orthographic_projection-svg

Thiết kế quốc kỳ Algeria bắt nguồn từ lá cờ tiêu chuẩn của Emir (Tiểu vương) Abdel Kadir trong thế kỷ 19, gồm hai dải dọc bằng nhau màu xanh lá và trắng (xanh lá là màu mà Tiên tri Muhammad cho là tốt đẹp, cũng là màu phổ biến trên cờ các quốc gia Hồi giáo cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Còn trắng tượng trưng cho sự tinh khiết và đức tin Hồi giáo). Thiết kế này còn lấy cảm hứng từ cờ của “Nhiếp chính Algiers” từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, gồm hình trăng lưỡi liềm vàng trên nền đỏ. Do cờ Nhiếp chính Algiers và Ottoman đều có màu chủ đạo là đỏ, nên đỏ được chọn là màu của ngôi sao và trăng lưỡi liềm.

Thiết kế

553px-flag_of_algeria_construction-svg

Lịch sử

Nhiếp chính Algiers (1517-1830)

Ottoman Algeria, còn gọi là Nhiếp chính Algiers là một chư hầu của đế chế Ottoman, lãnh thổ bao gồm toàn bộ bờ biển Algeria ngày nay, đặt kinh đô tại Algiers (tức Alger – thủ đô và nguồn gốc tên nước Algeria).

Nhiếp chính Algeria được thành lập năm 1525 khi Hayreddin Barbarossa (1478-1546) chiếm được thành phố này, và trở thành vùng đất đầu tiên ở vùng Maghreb quy phục Ottoman. Hải quân Ottoman rất quan tâm tới vùng này vì đây là bàn đạp lý tưởng để tấn công tàu thuyền các nước châu Âu. Cướp biển Barbary (lấy theo tên Barbarossa) từng nhiều lần tấn công tàu Tây Ban Nha khi họ đi từ bán đảo Iberia sang các vùng đất ở Bắc Phi. Nhiếp chính Algiers từng là trung tâm cướp biển Địa Trung Hải, các thành phố ven biển là thị trường buôn bán nô lệ nhộn nhịp, nguồn cung nô lệ là những người bắt được từ các tàu châu Âu và người da đen châu Phi. Nhiếp chính Algiers chấm dứt tồn tại khi Pháp xâm lược năm 1830, và Algeria là thuộc địa của Pháp cho đến năm 1962.

Kể từ khi chiếm được Granada, thành trì cuối cùng của người Hồi giáo ở bán đảo Iberia và thống nhất Vương quốc, người Tây Ban Nha đã chinh phục rất nhiều vùng đất và của cải trên bờ biển Bắc Phi. Cùng thời gian đó, hải quân Ottoman là bá chủ ở miền đông Địa Trung Hải nên không thể nhắm mắt làm ngơ. Năm 1516, một thuyền trưởng tàu tư nhân ở vương quốc Hafsids (Tunisia ngày nay) là Oruc Reis yêu cầu Ottoman trợ giúp để tấn công vương quốc Tlemcen (bờ biển Algeria ngày nay) và đã thành công năm 1517, sau đó ông tuyên bố trung thành với Ottoman. Nhưng Oruc bị giết một năm sau đó trong một cuộc bạo loạn với người Tây Ban Nha và họ chiếm luôn Algiers, em trai ông là Hayreddin Barbarossa (còn gọi là râu đỏ) lên thay và một lần nữa yêu cầu Ottoman trợ giúp, cuối cùng thành phố cũng về tay người Hồi năm 1525.

Liên quân Ottoman - Nhiếp chính Algiers đánh bại Liên minh Thần Thánh của Charles V
năm 1538

Battle_of_Preveza_(1538).jpg

Cờ Nhiếp chính Algiers, là chư hầu của Ottoman và từng bảo trợ cướp biển Bắc Phi
cướp phá tàu thuyền các nước châu Âu

fictitious_ottoman_flag_2-svg

Cướp biển Barbary

Cái tên Barbary có lẽ lấy theo tên Barbarossa, là những cướp biển tư nhân hoặc hoạt động cho chính phủ. Chủ yếu đóng tại các cảng Alger, Tunis, Oran, Tripoli, Benghazi và Rabat. Khu vực này được người châu Âu gọi chung là “bờ biển Barbary”. Họ hoạt động ở Địa Trung Hải, Tây Phi, Đại Tây Dương thậm chí là Nam Mỹ hay Caribbean nhưng chủ yếu là Địa Trung Hải. Ngoài cướp bóc, chiếm tàu, bắt nô lệ Barbary còn đột kích vào các thị trấn và làng mạc ven biển châu Âu, chủ yếu là ở Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thậm chí ở xa như Anh, Hà Lan, Bỉ, Iceland rồi rút ngay lập tức, hệt như người Viking ngày xưa.

Cướp biển Barbary đạt đỉnh cao vào thế kỷ 16-17, đây cũng là thời hoàng kim của cướp biển vùng Tân thế giới, nhất là vùng Caribbean. Nô lệ và của cải lấy được sẽ đem về Bắc Phi hoặc Ottoman, tạo ra thị trường buôn bán nô lệ nhộn nhịp.

Đến đầu thế kỷ 19, cướp biển Barbary đã bắt từ 800 000 đến 1,25 triệu người làm nô lệ. Kể từ thế kỷ 18 các cướp biển người châu Âu đã phát triển những công nghệ mới trong kỹ thuật đóng và điều khiển tàu, khiến Barbary trở nên yếu thế.

Từ thế kỷ 19, hải quân châu Âu đã thực sự lớn mạnh để ngăn chặn nạn cướp biển. Sau hội nghị Vienna năm 1815 các cường quốc châu Âu và Mỹ đã đồng ý tiêu diệt hoàn toàn cướp biển Barbary. Từ 1801-1815 liên minh Mỹ-Thụy Điển đánh bại các hạm đội Barbary được Ottoman, Nhiếp chính Algiers và Morocco tổ chức. Năm 1827, trong lúc tức giận người cai trị Nhiếp chính Algiers là Hussein Dey lấy… bó cỏ đập vào đầu Tổng lãnh sự Pháp ở Algeria là Pierre Deval. Pháp coi đây là “hành động khiêu khích” và lấy cớ này xâm lược Algeria năm 1830, Algeria là thuộc địa của Pháp cho đến năm 1962.

Trong thời thuộc địa, người Algeria coi thời kỳ cướp biển trước đây là thời hoàng kim và hành động cướp biển là đúng đắn và hiển nhiên.Từ đó cho ra đời lá cờ với nguyên mẫu cờ tiêu chuẩn được dùng trên các tàu cướp biển từ thế kỷ 19.

Mô hình tàu cướp biển Barbary thời chưa có bánh lái, hình dưới là tàu của Hayreddin
Barbarossa

800px-barbarossa_galley_in_france_1543

Huy hiệu kỳ lạ của vùng Almunecar thuộc xứ Andalusia miền nam Tây Ban Nha, trong đó
có hình một con thuyền Barbary và ba người Hồi giáo nổi trên biển

386px-Escudo_de_Almuñécar_(Granada)_2.svg.png

Tàu Anh và Hà Lan đang "ép" một tàu Barbary và dùng pháo hạ gục, bên trái là một
tàu Ottoman treo cờ trăng lưỡi liềm

laureys_a_castro_-_a_sea_fight_with_barbary_corsairs

Một tàu Pháp bị các tàu Barbary nhỏ tấn công

800px-french_ship_under_atack_by_barbary_pirates

Hạm đội tàu Anh bắn chìm tàu Barbary

779px-Willem_van_de_Velde_de_Jonge_-_Een_actie_van_een_Engels_schip_en_schepen_van_de_Barbarijse_zeerovers.jpg

Các tàu Hà Lan chuẩn bị tham chiến chống Barbary ở Tripoli

the_dutch_in_tripoli

Năm 1804, nước Mỹ trẻ trung tham chiến chống Barbary, tàu USS Philadelphia bị đốt
cháy gần Tripoli

406px-burning_of_the_uss_philadelphia

Tàu Anh và Hà Lan đốt cháy một tàu Barbary năm 1816

Martinus_Schouman_-_Het_bombardement_van_Algiers.jpg

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Alg%C3%A9rie

https://en.wikipedia.org/wiki/Algeria

https://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_Algeria

https://en.wikipedia.org/wiki/Ottoman_Algeria

https://en.wikipedia.org/wiki/Barbary_pirates

https://en.wikipedia.org/wiki/Barbary_slave_trade

https://en.wikipedia.org/wiki/Pierre_Deval_(diplomat)

https://en.wikipedia.org/wiki/Barbary_Wars

https://en.wikipedia.org/wiki/Almu%C3%B1%C3%A9car